Ngày 21 tháng 11 năm 2021 tại Viện Nghiên cứu Xây dựng và Phát triển Xã hội học tập, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Thực trạng xây dựng và phát triển bền vững các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập, xây dựng nông thôn mới và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam".
GS. TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Khuyến học Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xây dựng và Phát triển XHHT chủ trì.
Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tuyến, tại điểm cầu Hà Nội có 20 đại biểu dự và kết nối qua zoom với gần 100 đại biểu tham dự từ khắp mọi miền đất nước; tại điểm cầu Hội khuyến học tỉnh Thái Bình tất cả các đồng chí Thường trực Tỉnh hội và chuyên viên văn phòng Tỉnh hội tham dự.
GS. TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Khuyến học Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xây dựng và Phát triển Xã hội học tập, chủ trì và điều hành Hội thảo. Hội thảo nghe Báo cáo của PGS. TS. Nguyễn Đức Minh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về kết quả nghiên cứu đề tài “Thực trạng về phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập, xây dựng nông thôn mới và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Trong báo cáo đã làm rõ những nội dung lý luận và kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập, xây dựng nông thôn mới và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.
Tại điểm cầu Thái Bình ThS. Vũ Mạnh Hiền Chủ tịch Hội Khuyến học tham gia Hội thảo.
Các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên các cấp, sở Giáo dục & Đào tạo các tỉnh và Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình đã thảo luận sôi nổi làm sáng tỏ một số vấn đề:
Trung tâm học tập cộng đồng là mô hình giáo dục của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng; là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một mô hình giáo dục không chính quy trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm học tập cộng đồng phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời cho mọi người tại cộng đồng, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng xã hội học tập ở các địa phương. 100% xã, phường, thị trấn của nước ta có trung tâm học tập cộng đồng.
Trung tâm học tập cộng đồng đặt tại xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng nhu cầu “Học thiết thực, cần gì học nấy, học để làm ngay”, ứng dụng ngay vào LĐSX và cuộc sống. Từng bước giải quyết những vấn đề mà địa phương và nhân dân đạt ra. Như: Phổ biến kiến thức, thời sự, pháp luật, chính sách mới; chuyển giao KHCN, hướng nghiệp, học nghề; xóa mù chữ; bổ túc văn hóa, tin học, ngoại ngữ; hoạt động chuyên đề về đời sống, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, sức khỏe, môi trường; ... đã tạo được điều kiện khuyến khích cộng đồng học tập.
Hình ảnh tham gia Hội thảo tại Hội Khuyến học Thái Bình.
Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, thời đại số, kỷ nguyên số, yêu cầu phát triển, chia sẻ tri thức và đa dạng hóa cơ hội học tập của người dân; TTHTCĐ xã, phường, thị trấn đã bộc lộ những bất cập, hạn chế dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, chất lượng thấp. Hoạt động của TTHTCĐ ở nhiều nơi mang tính phong trào, hình thức, cầm chừng; …
Nguyên nhân của hạn chế là: Nhận thức của một số CBQL cấp ủy, chính quyền ở địa phương có tư tưởng ỷ lại, trông chờ ngân sách Nhà nước, chưa phát huy tiềm năng của cá nhân và cộng đồng; Cán bộ QLTT kiêm nhiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động; Nội dung học chưa thiết thực, phù hợp nên hiệu quả thấp. Sự phối hợp giữa các tổ chức thiếu chặt chẽ và thống nhất; việc bồi dưỡng đội ngũ GV gặp nhiều khó khăn; …Mặt khác, thiếu kinh phí, phòng học, CSVC; Hoạt động của TTHTCĐ chưa ứng dụng CNTT và cách mạng CN 4.0;…
Riêng với tỉnh Thái Bình ngày 03/10/2021 Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức cuộc Hội thảo phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng Đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2021-2022, do nhóm tác giả: TS. Bùi Trọng Trâm, ThS. Bùi Ngọc Sơn và NGƯT Đỗ Đình Trọng thực hiện: “Nghiên cứu đổi mới mô hình Trung tâm học tập cộng đồng chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 – 2030”. Cùng với Hội thảo của Viện nghiên cứu Xây dựng và Phát triển xã hội học tập, Hội Khuyến học Việt Nam càng cho thấy việc thành lập một TTHTCĐ không khó, song làm gì và làm thế nào để TTHTCĐ hoạt động, tồn tại lâu dài và thúc đẩy việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người là vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Vì vậy, cần nghiên cứu những giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ; và “Nghiên cứu đổi mới mô hình trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và tổ chức thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng trong cả nước” nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập, xây dựng nông thôn mới và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo ở Việt Nam là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp./.
Trọng Bùi và Ngọc Sơn