Website Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Khuyến học, Khuyến tài 20 năm Xây dựng và Phát triển" của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội như lời giới thiệu về sự hình thành và phát triển qua 20 năm của Hội Khuyến học Việt Nam.
Website Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Khuyến học, Khuyến tài 20 năm Xây dựng và Phát triển" của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội như lời giới thiệu về sự hình thành và phát triển qua 20 năm của Hội Khuyến học Việt Nam.
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỘI QUA 20 NĂM (1996 - 2015)
1. Cuộc vận động thành lập Hội Khuyến học Việt Nam
Đầu năm 1995, trước yêu cầu chấn hưng nền giáo dục, khắc phục tình trạng suy giảm chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức yếu kém và lý tưởng xã hội chủ nghĩa của một bộ phận học sinh, sinh viên mờ nhạt, số học sinh phổ thông chán học và bỏ học ngày càng nhiều, số người mù chữ tăng lên…, Đảng chủ trương thành lập một tổ chức xã hội có chức năng hỗ trợ các hoạt động dạy và học trong hệ thống giáo dục học đường, vận động người dân đi học để nâng cao dân trí, phát triển sản xuất. Ban vận động thành lập một Hội có chức năng hỗ trợ và khuyến khích phát triển giáo dục đã hình thành và hoạt động([1])
Ngày 29/2/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 122/TTg, duyệt y việc thành lập Hội Khuyến khích và Hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam).
Ngày 2/10/1996, Đại hội thành lập Hội Khuyến học Việt Nam đã được long trọng tổ chức tại Hà Nội.
2. Những Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Khuyến học qua 20 năm xây dựng và phát triển Hội (1996 - 2015)
a. Đại hội lần thứ I(Nhiệm kỳ 10/1996 – 6/1999)
Ngày 2/10/1996,Đại hội lần thứ I (Đại hội thành lập Hội Khuyến học Việt Nam) được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (46- Tràng Thi – Hà Nội). Hơn 200 đại biểu, đại diện cho gần 100.000 hội viên thuộc 21 tỉnh, thành phố có tổ chức khuyến học đã về dự Đại hội.
Đại hội đã thông qua Điều lệ Hội, chương trình hoạt động nhiệm kỳ I và cử Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa I gồm 41 người trong đó:
- Chủ tịch Hội: GS.NGND Nguyễn Lân
- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký: Hoàng Quốc Dũng
- Các Phó Chủ tịch:
· Hồ Trúc
· Hoàng Xuân Tùy
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được suy tôn là Chủ tịch danh dự của Hội.
- Ngay đầu năm 1997, Trung ương Hội đã xúc tiến nhiều công việc để sớm thành lập các tổ chức Hội ở các địa phương. Đồng thời, để giúp Ban Chấp hành Trung ương Hội hoạt động, Văn phòng Trung ương Hội được thành lập (trụ sở đầu tiên của Văn phòng đặt tại số nhà 21, phố Lý Nam Đế, Hà Nội).
- Ngày 3/2/1997, tại văn bản số 03/TB/MTTW, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công nhận Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận.
- Tháng7/1997, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng, đã thay mặt Ban Bí thư tặng cho Trung ương Hội 1 tỷ đồng để làm vốn ban đầu của Quỹ Khuyến học (Quỹ Khuyến học Việt Nam chính thức được Nhà nước công nhận tại công văn số 183/1999/CT-TTG ngày 9/9/1999).
- Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào khuyến học.
Để động viên phong trào khuyến học còn non trẻ, Ban Chấp hành Trung ương Hội đã tổ chức 2 Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào khuyến học. Hội nghị thứ nhất ở Nam Định (20/10/1998) và Hội nghị thứ hai ở thành phố Hồ Chí Minh (18/2/1998).
b. Đại hội lần thứ II (Nhiệm kỳ 6/1999 – 12/2005)
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội lần thứ III (khóa I) đã quyết định tổ chức sớm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II nhằm đổi mới tổ chức Hội và tăng cường lãnh đạo của Trung ương Hội cùng các cấp Hội cho phù hợp với tình hình mới về kinh tế - xã hội.
Ngày 16/6/1999, Đại hội II đã được tiến hành tại Hà Nội. Tham gia Đại hội có 152 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 500.000 hội viên thuộc 28 tỉnh, thành Hội trong cả nước.
Đại hội đã thông qua Chương trình hành động của nhiệm kỳ 1999 – 2002, thông qua Điều lệ sửa đổi và bổ sung Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa II gồm 86 ủy viên, trong đó có 31 vị là ủy viên thường vụ.
- Chủ tịch danh dự: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Chủ tịch: Vũ Oanh
- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký: Phạm Tất Dong
- Các Phó Chủ tịch:
· Trần Xuân Nhĩ
· Nguyễn Văn Hanh
· Đoàn Duy Thành
Ở nhiệm kỳ Đại hội II (1999 - 2004), trong đời sống chính trị của Hội có mấy sự kiện quan trọng sau:
- Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 50-CT/TW về công tác khuyến học: Ngày 10/8/1999, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 50-CT/TW “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam”. Chỉ thị đặt ra vấn đề phát triển tổ chức Hội ở các địa phương có điều kiện.
Ngày 15/10/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 29/1999/CT-TTg về “Phát huy vai trò của Hội Khuyến học Việt Nam”.
- Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc: Ngày25/10/2000,Đại hội thi đua “Vì sự nghiệp khuyến học” đã được tổ chức tại Hà Nội. Để động viên phong trào khuyến học trong toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã trao tặng Bằng khen cho 5 tỉnh, thành Hội có nhiều thành tích khuyến học xuất sắc (Nam Định, TP. Hà Nội, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng).
Nhiều tỉnh, thành Hội cũng như các đơn vị khuyến học quận, huyện, thị xã, xã/phường, cá nhân và dòng họ xuất sắc đã được nhận cờ thi đua và bằng khen của Trung ương Hội.
- Đề án “Hội Khuyến học Việt Nam tham gia xây dựng xã hội học tập từ cơ sở”.
Ngày 19-20/1/2001,tại Hội nghị lần thứ III, Ban Chấp hành Trung ương Hội đã thông qua Đề án “Hội Khuyến học Việt Nam tham gia xây dựng xã hội học tập từ cơ sở”. Quyết định này là một định hướng mới trong công tác khuyến học, khuyến tài, đồng thời cũng nói lên sự nhạy bén của Hội trước một xu thế phát triển giáo dục trong thời đại.
- Chuẩn bị Đề án “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010”.
Tháng 11/2003,Chính phủ có công văn số 176/VPC-TB (27/10/2003) giao cho Hội Khuyến học cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Đề án “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập” để chuẩn bị cho Chính phủ ra Quyết định về xã hội học tập mà Đại hội Đảng lần thứ IX đã đưa ra thành một vấn đề mới về giáo dục.
- Sơ kết 5 năm xây dựng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng
Với nhận thức Trung tâm học tập cộng đồng là công cụ thiết yếu để người lao động học tập thường xuyên, việc phát triển Trung tâm có vị trí lớn trong một xã hội muốn xây dựng phong trào học tập suốt đời. Do vậy, Hội cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành sơ kết 5 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Học tập cộng đồng qua nhiều Hội nghị và Hội thảo khoa học.
- Đại hội biểu dương gia đình hiếu học lần thứ nhất.
Trong hai ngày 10-11/12/2004, Đại hội biểu dương gia đình hiếu học tiêu biểu lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội. Trên 350 đại biểu của gia đình hiếu học xuất sắc, đại diện cho 1.234.345 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” trong cả nước đã về dự Đại hội.
- Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Chính phủ
Việc chuẩn bị ý tưởng xây dựng xã hội học tập của Hội và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010 đã được Chính phủ sử dụng kết quả. Ngày 18/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 112/2005/QĐ-TTg về “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010”. Đây là văn kiện đầu tiên của Chính phủ về xã hội học tập ở nước ta.
c. Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 1/2006 – 9/2010)
Ngày 5-6/12/2005, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Hội đã được tiến hành tại Hà Nội. Tham gia Đại hội có 485 đại biểu chính thức và 150 khách mời.
Ban Chấp hành Trung ương Hội có 133 Ủy viên:
- Chủ tịch danh dự: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Chủ tịch: Nguyễn Mạnh Cầm
- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký: Phạm Tất Dong
- Các Phó Chủ tịch:
· Trần Xuân Nhĩ
· Trần Tình
· Cao Sĩ Kiêm
· Huỳnh Văn Bình
· Lương Ngọc Toản
Đại hội đã đón nhận bức trướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với dòng chữ:
HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM
KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI
XÂY DỰNG CẢ NƯỚC TRỞ THÀNH MỘT XÃ HỘI HỌC TẬP
Đại hội cũng đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì của Nhà nước về những hoạt động xuất sắc của Hội trong 9 năm phát triển.
Trong nhiệm kỳ Đại hội III, có những sự kiện quan trọng sau:
1) Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị
Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 11-CT/TW về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.
2) Chỉ thị 02/2008/CT-TTg
Ngày 8/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 02/2008/CT-TTg về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị.
3)Triển khai Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam”.
Ngày 1/8/2007, Hội đã ký với Bộ Khoa học và Công nghệ Hợp đồng số 01/2007/HĐ-ĐTĐL về đề tài nói trên. Chủ nhiệm Đề tài là đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, Chủ tịch Hội. Đề tài đã được bảo vệ vào ngày 30/12/2009.
4) Ngày Khuyến học Việt Nam
Ngày 16/9/2008, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm làm “Ngày Khuyến học Việt Nam”. Trong lịch sử nước nhà, lần đầu tiên có Ngày Khuyến học Việt Nam.
5)Đại hội biểu dương những “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ khuyến học” lần thứ II
Ngày 9/10/2007, Đại hội biểu dương các Gia đình hiếu học và Dòng họ khuyến học” tiêu biểu lần thứ II đã được tổ chức tại Hà Nội. Về dự Đại hội có 321 gia đình hiếu học (đại diện cho 3.500.000 gia đình đạt danh hiệu “hiếu học”) và 70 dòng họ khuyến học (đại diện cho gần 3.000 dòng họ đạt danh hiệu “khuyến học”).
6)Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ II
Ngày 24/9/2009, Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc đã khai mạc tại Hà Nội. Nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua khuyến học đã được biểu dương:
· Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tặng cho 9 tập thể và 54 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc.
· Ban Chấp hành Trung ương Hội đã tặng 33 cờ thi đua xuất sắc cho các tỉnh, thành Hội có thành tích cao; 358 bằng khen và kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khuyến học”.
d. Đại hội lần thứ IV (Nhiệm kỳ 2/2010 - 2015)
Ngày 29/9/2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội được triệu tập tại Hà Nội. Tham gia Đại hội có 467 đại biểu chính thức, được cử từ 63 tỉnh, thành Hội, đại diện cho hơn 7.500.000 hội viên. Có 65 đại biểu là khách mời, đại diện cho các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể và nhiều tổ chức xã hội.
Đại hội đã đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt Đảng và Nhà nước trao tặng.
Đại hội đã cử ra Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa IV gồm 115 ủy viên.
- Chủ tịch danh dự: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Chủ tịch: Nguyễn Mạnh Cầm
- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký: Phạm Tất Dong
- Các Phó Chủ tịch:
· Nguyễn Mậu Bành
· Nguyễn Văn Hiệu
· Trần Xuân Nhĩ
· Trần Tình
· Trần Quang Quý
· Phạm Thanh Phong
· Lương Ngọc Toản
Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã tới dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội.
Trong nhiệm kỳ Đại hội IV của Hội, có những sự kiện khuyến học, khuyến tài quan trọng sau đây:
1)Đại hội biểu dương các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học toàn quốc lần thứ III.
Ngày 9/10/2013, Đại hội tuyên dương gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học , cộng đồng khuyến học toàn quốc lần thứ III đã khai mạc tại Hà Nội. Về dự Đại hội có 176 đại biểu đại diện cho 5.500.000 gia đình hiếu học, 75 đại biểu đại diện cho gần 60.000 dòng họ hiếu học và 75 đại biểu đại diện cho hơn 300.000 cộng đồng khuyến học.
2)Hội Khuyến học Việt Nam trở thành Hội có tính chất đặc thù
Ngày 1/11/2010, tại Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg, Hội Khuyến học Việt Nam đã được Nhà nước xếp vào danh sách những Hội có tính chất đặc thù, hoạt động trong phạm vi cả nước. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 về chế độ thù lao đối với người đã về hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các cấp Hội và Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 về “Bảo đảm hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với những Hội có tính chất đặc thù”.
3) Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập
Ngày 22/6/2010,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 927/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập. Đại diện của Hội Khuyến học Việt Nam tham gia Ban Chỉ đạo trên địa bàn quản lý của mình.
4)Nghị quyết 29-NQ/HNTW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
Sau 10 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI đã bế mạc ngày 9/10/2013. Hội nghị đã ra Nghị quyết 29-NQ/HNTW (4/11/2013) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ngày 9/6/2014, Chính phủ đã có Nghị quyết số 44/NQ-CP, ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ-HNTW (ngày 4/11/2013) của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (khóa XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết 29-NQ/HNTW có ý nghĩa quan trọng đối với sự định hướng đổi mới hệ thống giáo dục người lớn về thực hiện phương thức “học tập suốt đời” phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020.
5)Quyết định 89/QĐ-TTg của Chính phủ
Ngày 9/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020 (gọi là Đề án 89).
Đề án 89 có 7 đề án thành phần, bao quát 7 lĩnh vực hoạt động quan trọng trong xã hội học tập ở nước ta.
6)Quyết định 281/QĐ-TTg của Chính phủ
Ngày 20/2/2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 281/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (gọi là Đề án 281).
Đây là Đề án thành phần số 7 thuộc Đề án 89. Thủ tướng Chính phủ đã giao quyền chủ trì Đề án 281 cho Hội Khuyến học Việt Nam.
Ngày 27/11/2015 Văn phòng Chính phủ đã ra công văn số 9961/VPCP-KGVX, thông báo ý kiến của Thủ tướng chấp thuận Bộ chỉ số đánh giá các mô hình học tập theo Quyết định 281/QĐ-TTg.
7)Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngày 12/12/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT về Bộ Tiêu chí đánh giá đầu tiên đối với mô hình cộng đồng học tập trên địa bàn hành chính cấp xã. Các bước tiếp sau về mô hình học tập cấp huyện và cấp tỉnh sẽ được ban hành khi có sự đánh giá về mô hình cấp xã.
8) Ngày 1/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 971/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn qua Trung tâm học tập cộng đồng”, giao cho Hội chủ trì Đề án này.
II. XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TỪ CƠ SỞ - MỘT ĐÓNG GÓP VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỘI VÀO SỰ NGHIỆP CHẤN HƯNG GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGƯỜI LỚN
Năm 2001, Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa II đã quyết định triển khai Đề án “Hội Khuyến học tham gia góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở”.
Ngày 18/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập đến năm 2010. Thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 616/QĐ-BKHCN ngày 19/4/2007, giao cho Hội Khuyến học Việt Nam một Đề tài độc lập cấp Nhà nước theo Hợp đồng nghiên cứu số 01/2007/HĐ-ĐTĐL (1/8/2007) về xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam.
Ngày 30/12/2009, Hội đồng khoa học cấp nhà nước đã nghiệm thu Đề tài này. Ngày 29/01/2010, Hội Khuyến học Việt Nam đã được cấp giấy Chứng nhận số 7621/QĐ-TTKHCN về đăng ký kết quả của Đề tài. Số đăng ký đề tài là 2010 – 12 – 037/KQNC.
Cùng với Đề tài độc lập cấp nhà nước “Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam”, có 21 tỉnh, thành Hội cũng đã tiến hành nghiên cứu các mô hình học tập tại địa phương qua những đề tài khoa học cấp tỉnh.
Ngày 9/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020”.
Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020” có 7 Đề án thành phần, trong đó, Đề án 7: “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư đến năm 2020” đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 281/QĐ-TTg (ngày 20/2/2014). Hội Khuyến học Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao nhiệm vụ chủ trì Đề án này.
Việc triển khai đầu tiên Đề án này là tiến hành nghiên cứu Bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển của các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng (thôn/bản/tổ dân phố) học tập và đơn vị học tập. Sau đó là việc thử nghiệm các mô hình học tập trên các địa bàn dân cư.
Tham gia thí điểm các mô hình học tập theo hướng dẫn của Ban Điều hành Đề án 281 gồm có 237 huyện/quận/thị xã; 2.067 xã/phường/thị trấn; 657.789 gia đình; 9.540 dòng họ; 8.457 cộng đồng và 4.189 đơn vị.
Tháng 7/2015, tại Việt Trì (Phú Thọ), Hội nghị tổng kết thí điểm triển khai Quyết định 281/QĐ-TTg đã được tổ chức. Sau Hội nghị này, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học để lấy ý kiến của nhiều chuyên gia góp ý hoàn chỉnh Bộ Tiêu chí. Tháng 11/2015, Bộ tiêu chí đã được trình Thủ tướng Chính phủ. Tháng 12/2015, Bộ tiêu chí được ban hành để từ năm 2016, các mô hình học tập trong Quyết định 281/QĐ-TTg sẽ được triển khai đại trà trên cả nước.
III. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HỘI VÀ HỘI VIÊN QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC CỦA HỘI
1. Phát triển các tổ chức Hội trên địa bàn hành chính
Khi tiến hành Đại hội thành lập Hội, trong nước chỉ có 21 tỉnh và thành phố có tổ chức khuyến học. Đến hết nhiệm kỳ I, vào cuối năm 1999, có thêm 7 tỉnh thành lập Hội Khuyến học, nâng số tỉnh, thành Hội lên là 28.
Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị đã nói đến việc thành lập Hội ở những nơi có điều kiện.
Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Hội lần thứ 2 (khóa II) đã họp vào ngày 14-15/10/1999 đã đề cập đến việc phát triển nhanh các tổ chức Hội ở cơ sở
Tốc độ phát triển Hội ở cấp cơ sở được phản ánh dưới đây:
Thời điểm
|
Cấp tỉnh
|
Cấp huyện
|
Cấp xã
|
Số lượng
|
%
|
Số lượng
|
%
|
Số lượng
|
%
|
1996
|
21
|
33,33%
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2000
|
48
|
76,19%
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2005
|
63
|
100,00%
|
629
|
99,20%
|
9824
|
94,00%
|
2010
|
63
|
100,00%
|
637
|
100,00%
|
10.614
|
98,98%
|
2015
|
63
|
100,00%
|
637
|
100,00%
|
10,650
|
99,23%
|
Sau 20 năm phát triển, các tổ chức Hội, về cơ bản, đã phủ kín các địa bàn dân cư (tính theo cấp hành chính).
2. Phát triển các tổ chức Hội trong các cộng đồng dân cư
Có 2 hình thức tổ chức Hội trong các cộng đồng dân cư. Một là, các chi hội khuyến học với tư cách là tổ chức cơ sở nhỏ nhất của Hội như chi hội khuyến học thôn, chi hội khuyến học tổ dân phố, chi hội khuyến học trường học, chi hội khuyến học hợp tác xã… Chi hội khuyến học hoạt động theo nhiệm kỳ. Hai là, Ban khuyến học, với tư cách là một tập thể do cơ quan chủ quản chỉ định, không hoạt động theo nhiệm kỳ nhất định.
Theo thống kê qua các mốc thời gian lớn, ta có số liệu sau:
Đơn vị
|
2005
|
2010
|
2015
|
Chi hội Khuyến học
|
124.209
|
165.994
|
141.805
|
Ban Khuyến học
|
124.209
|
23.330
|
116.092
|
Tổng
|
148.418
|
189.324
|
257.897
|
3. Phát triển hội viên
Công tác phát triển hội viên trong 20 năm qua đã phát triển rất nhanh. Cụ thể là:
1996 : 100.000 hội viên
|
2000 : 500.000 hội viên
|
2005 : 3.500.000 hội viên
|
2010 : 7.500.000 hội viên
|
2014 : 13.190.750 hội viên
|
2015 : 14.557.471 hội viên
|
Từ Đại hội IV, Nghị quyết đưa ra chỉ tiêu phát triển trong khóa 2010 – 2015 là tăng số hội viên lên tỷ lệ 10% dân số thì nay đã đạt 15,88%. Một số địa phương đã có tỷ lệ hội viên trên 25% dân số.
IV. SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA HỆ THỐNG TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
1. Sự phát triển về số lượng các Trung tâm Học tập cộng đồng
Ngày 18/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 112/2005/QĐ-TTg, trong đó đặt ra chỉ tiêu 80% các xã, phường, thị trấn trong cả nước có Trung tâm Học tập cộng đồng đến năm 2010.
Trên thực tế, hệ thống Trung tâm Học tập cộng đồng phát triển từ năm 2000 đến năm 2015 như sau:
Năm
|
Số lượng TTHTCĐ
|
Năm
|
Số lượng TTHTCĐ
|
2000
|
78
|
2008
|
9010
|
2001
|
156
|
2009
|
9410
|
2002
|
370
|
2010
|
9990
|
2003
|
1.409
|
2011
|
10.694
|
2004
|
3.567
|
2012
|
10.826
|
2005
|
5.331
|
2013
|
10.877
|
2006
|
7.384
|
2014
|
10.994
|
2007
|
8.340
|
2015
|
11.038
|
(Nguồn: Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2. Thực trạng phát triển của Trung tâm Học tập cộng đồng
Tình hình phát triển hệ thống Trung tâm Học tập cộng đồng được thể hiện ở bảng thống kê sau:
Năm học
|
Số đơn vị hành chính cấp xã
|
Số TTHTCĐ
|
Số lượng học viên
|
Xóa mù chữ
|
Giáo dục sau XMC
|
Học nghề ngắn hạn
|
Học
chuyên đề
|
2009 – 2010
|
11.105
|
9.990
|
30.171
|
24.910
|
318.254
|
13.937.784
|
2010 – 2011
|
11.110
|
10.694
|
33.612
|
26.802
|
322.532
|
13.154.354
|
2011 – 2012
|
11.122
|
10.826
|
19.910
|
15.922
|
333.167
|
11.992.732
|
2012 – 2013
|
11.106
|
10.877
|
25.629
|
22.371
|
343.743
|
13.598.416
|
2013 – 2014
|
11.131
|
10.994
|
22.694
|
15.363
|
403.021
|
18.689.009
|
(Nguồn: Vụ Giáo dục thường xuyên – Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng người tham gia hoạt động tại Trung tâm Học tập cộng đồng cũng khá đông đảo:
Năm học
|
Tổng số CBQL, Giáo viên, Báo cáo viên
|
Cán bộ quản lý
|
Giáo viên
biệt phái
|
Báo cáo viên
|
Tổng số
|
Nữ
|
Tổng số
|
Nữ
|
Tổng số
|
Nữ
|
2008 – 2009
|
57.067
|
23.143
|
5.258
|
2.993
|
857
|
74.784
|
12.893
|
2009 – 2010
|
71.957
|
27.112
|
6.459
|
5.701
|
2.127
|
46.715
|
16.018
|
2010 – 2011
|
72.205
|
28.765
|
7.047
|
4.450
|
1.499
|
48.962
|
19.509
|
2011 – 2012
|
74.682
|
32.471
|
7.331
|
5.616
|
2.212
|
56.202
|
19.665
|
2012 – 2013
|
91.378
|
30.410
|
7.103
|
5.347
|
1.858
|
55.621
|
17.571
|
(Nguồn: Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013
V. PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HIẾU HỌC, DÒNG HỌ HIẾU HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG KHUYẾN HỌC
Đề án “Hội Khuyến học Việt Nam tham gia xây dựng xã hội học tập từ cơ sở” đã đặt ra vấn đề học tập trong từng gia đình như một động lực thúc đẩy người người học tập, nhà nhà học tập.
Kết quả của cuộc vận động này được thể hiện tại Đại hội biểu dương các gia đình hiếu học lần thứ I, tổ chức tại Hà Nội vào 2 ngày (10-11/2/2004 ). Trên 300 đại biểu của gia đình hiếu học xuất sắc, đại diện cho hàng chục vạn gia đình hiếu học trong toàn quốc đã về dự Đại hội.
Ngày 9/10/2007, Đại hội biểu dương những gia đình hiếu học và dòng họ khuyến học lần thứ II đã được tổ chức tại Hà Nội. Đại diện của 321 gia đình và 70 dòng họ tiêu biểu trong phong trào thi đua đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ khuyến học” đã về dự Đại hội, thay mặt cho gần 3,5 triệu gia đình và gần 29.000 dòng họ đã đạt danh hiệu nói trên.
Từ năm 2008, trong xã hội đã hình thành nên những cộng đồng dân cư giúp nhau học tập và phong trào thi đua đạt danh hiệu “Cộng đồng khuyến học” cũng bắt đầu được đẩy mạnh.
Ngày 9/10/2013, Đại hội biểu dương các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội. Về dự Đại hội có 393 đại biểu, gồm 176 đại biểu gia đình hiếu học xuất sắc, đại diện cho 5,5 triệu gia đình hiếu học; 75 đại biểu xuất sắc đại diện cho gần 60 nghìn dòng họ hiếu học và 75 đại biểu xuất sắc đại diện cho 200 nghìn cộng đồng khuyến học.
Từ năm 2010, phong trào xây dựng các mô hình hiếu học và khuyến học đã phát triển rất nhanh và rất sôi động.
Năm
|
Gia đình hiếu học
|
Dòng họ hiếu học
|
Cộng đồng khuyến học
|
2011
|
4.321.856
|
33.913
|
37.801
|
2012
|
5.045.662
|
46.940
|
38.497
|
2013
|
5.252.969
|
47.269
|
34.858
|
2014
|
5.658.055
|
52.003
|
40.637
|
2015
|
8.430.234
|
65.307
|
70.380
|
VI. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH QUỸ KHUYẾN HỌC
1. Sự phát triển Quỹ Khuyến học của Trung ương Hội
a. Sự vận động của Quỹ Khuyến học Việt Nam
Ngày 27/7/1997, ông Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng đã thay mặt Ban Bí thư Trung ương tặng Hội số tiền 100.000 USD do một công ty nước ngoài gửi biếu (quy ra tiền Việt lúc đó là 1 tỷ đồng). Ngoài khoản tiền này, Quỹ Khuyến học Việt Nam còn nhận được sự tài trợ của một số cơ quan và cá nhân hảo tâm. Tổng số tiền trong Quỹ không quá 1,5 tỷ đồng.
Đến cuối năm 1999, số tiền của Quỹ Khuyến học Việt Nam dùng làm học bổng và phần thưởng đã lên tới 1 tỷ.
Trong giai đoạn này, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Khuyến học có Quỹ Khuyến học “Vì nông dân tương lai” do nguồn tài trợ từ giáo sư Võ Tòng Xuân và Đại sứ Bỉ tài trợ.
Năm 2008, Quỹ học bổng “Vòng tay đồng đội” (Quỹ dành cho con em gia đình quân nhân, nằm trong Quỹ Khuyến học Việt Nam) đã được thành lập.
Từ năm 2010 đến nay, nhiều đối tác có quan hệ thường xuyên với Quỹ là Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT, Báo Đầu tư, Trung tâm Thông tin di động Vietnamobile, Công ty TNHH Grobest Industrial VN, Báo Điện tử VNMedia, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank), Ngân hàng Bảo Việt, Tổ chức Thiện Nguyện VNHelp (Mỹ), Tổ chức Phật giáo Shinnyo-en (Nhật Bản), Tổng Công ty PTI, Tổ chức sứ mạng xe lăn nhân đạo (Mỹ)….
Sau đây là một vài con số ấn tượng về sự hỗ trợ của các tổ chức nói trên:
Năm 2011: 3.850.230.000 đồng
Năm 2012: 3.739.862.500 đồng
Năm 2013: 1.693.733.750 đồng
Năm 2014: 2.480.722.600 đồng
Năm 2015: 2.499.997.500 đồng
Bắt đầu từ năm 2010, Trung ương Hội chủ trương tổ chức các sự kiện, các chương trình khuyến học. Đến nay, những sự kiện có hiệu quả gồm:
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Chắp cánh ước mơ, vượt sông hồ tìm chữ” (2011, 2012, 2013, 2014, 2015). Trung ương Hội đã chủ trì phối hợp với Công ty Cổ phần Truyền thông và Phát thanh báo chí Việt Nam, Nhà Xuất bản Dân trí, Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình Ước mơ Việt Nam do Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam (IBGroup) đã tài trợ cho 210 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 với tổng số tiền 2.100.000.000 đồng (mỗi suất 10.000.000 đồng). Chương trình đã thực hiện trong 2 năm (2013 – 2014).
Chương trình tiếp sức niềm tin” do Công ty TNHH Nghệ thuật giải trí Thiên Phúc (TP Hồ Chí Minh) và Công ty Dịch vụ Kiểm toán, Thuế và Tư vấn quốc tế (Thụy Sĩ), viết tắt là KPMG Quốc tế thực hiện, hỗ trợ 100 suất học bổng, trị giá mỗi suất là 20.000.000 đồng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.
· Chương trình “Các nhân tố mới trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh (2013). Trung ương Hội ủy quyền cho Nhà Xuất bản Dân trí thực hiện.
· Chương trình Hội diễn văn nghệ học sinh khuyết tật toàn quốc với chủ đề “Nghị lực và Tình thương” (2013, 2014), Trung ương Hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung tâm giáo dục Truyền thống và Lịch sử Việt Nam, Công ty Cổ phần Truyền thông IDD.
· Chương trình “Vì em hiếu học” của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel hỗ trợ 10 năm (2014 - 2024) đối với học sinh vùng 135.
2. Quỹ Khuyến học của các Hội Khuyến học địa phương
Tính đến đầu năm 2010, ở nhiều tỉnh, thành Hội, số tiền trong các loại quỹ đã vượt con số 10 tỷ đồng/năm:
Thanh Hóa : 74,0 tỷ
|
Quảng Nam : 14,5 tỷ
|
Long An : 56,6 tỷ
|
Bắc Giang : 14,0 tỷ
|
Tp Hồ Chí Minh : 40,7 tỷ
|
Thái Bình : 14,0 tỷ
|
Lào Cai : 38,2 tỷ
|
Hà Tĩnh : 13,7 tỷ
|
Hải Dương : 33,4 tỷ
|
Quảng Trị : 13,0 tỷ
|
Nghệ An : 27,6 tỷ
|
Bình Định : 12,7 tỷ
|
Đồng Nai : 25,7 tỷ
|
Quảng Bình : 11,1 tỷ
|
Bến Tre : 21,5 tỷ
|
Bình Dương : 10,6 tỷ
|
Quảng Ninh : 20,0 tỷ
|
Cần Thơ : 10,3 tỷ
|
Hà Nội : 15,3 tỷ
|
|
Với những ủng hộ tích cực của các nhà tài trợ, Quỹ Khuyến học trong toàn quốc đã đạt tới mức đáng khích lệ:
Năm 2011 : 1.253.881.700.000 đồng
Năm 2012 : 1.871.338.933.000 đồng
Năm 2013 : 1.466.708.000.000 đồng
Năm 2014 : 1.917.500.000.000 đồng
Năm 2015 : 2.118.024.000.000 đồng
Với số tiền đã vận động được thì mức tiền quỹ chia cho đầu người dân như sau:
Năm 2011 : 14.274 đồng/1 người dân
Năm 2012 : 21.078 đồng/1 người dân
Năm 2013 : 16.296 đồng/1 người dân
Năm 2014 : 21.187 đồng/1 người dân
Năm 2014 : 23.403 đồng/1 người dân
Để tăng thêm các nguồn lực cho việc hỗ trợ khuyến học, khuyến tài, nhiều tỉnh, thành Hội đã phát động nhiều phong trào như:
● Phong trào hỗ trợ học sinh nghèo dưới hình thức 1 + 1.
● Phong trào sản xuất làm quỹ khuyến học.
● Phong trào góp tiền ủng hộ quỹ khuyến học.
● Phong trào vận động nhân dân hiến đất để làm trường học.
● Phong trào “nuôi heo đất”.
● Phong trào vận động các doanh nghiệp ủng hộ các quỹ khuyến học bằng hiện vật.
Ngày 24/2/2014, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã ban hành Quyết định số 54/QĐ-KHVN thành lập Ban Vận động tài trợ cho hoạt động khuyến học của cơ quan Trung ương Hội. Kết quả sơ bộ tính đến hết tháng 6/2015 là đã vận động được gần 20 tỷ đồng, hỗ trợ cho 63 Hội địa phương 20,4 tỷ đồng và Văn phòng Trung ương Hội 400 triệu. Ngoài ra còn vận động được 1,5 tỷ đồng dành cho công tác an sinh tại Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Ban Vận động gồm 5 Ủy viên:
GS.TS. Phạm Tất Dong : Trưởng Ban
PGS.TS. Trương Thị Hiền : Phó trưởng Ban
ThS. Trần Xuân Đình : Ủy viên
Ông Dương Văn Đóa : Ủy viên
Bà Phạm Thị Thu Hiền : Kế toán
VII. CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VÀ HUẤN LUYỆN CÁN BỘ, HỘI VIÊN
1. Công tác thông tin của Trung ương Hội
a. Báo Khuyến học và Dân trí
Trong nhiệm kỳ 1996 – 1999, tờ báo Khuyến học và Dân trí ra đời và hoạt động trong điều kiện thiếu thốn về kinh phí hoạt động cũng như về cơ sở vật chất – kỹ thuật cho việc in ấn và phát hành.
Hiện nay, Báo Khuyến học và Dân trí đã tăng số lượng phát hành lên 2 vạn bản/lần, đánh dấu một giai đoạn phát triển ổn định.
Trong 2 năm gần đây (2013 - 2014), Báo Khuyến học và Dân trí đã giành được 1 giải Ba và 1 giải khuyến khích của Giải Báo chí Quốc gia, 2 Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông về các bài viết bảo vệ chủ quyền biển đảo, 1 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tuyên truyền cho cuộc thi tay nghề khối ASEAN 2014.
b. Báo Dân trí phục vụ đồng bào thiểu số và miền núi. Tờ báo được Chính phủ hỗ trợ về tài chính để đảm bảo 2 kỳ xuất bản/tháng với số lượng 300 bản/kỳ. Báo ra đều đặn, nội dung phong phú, hình thức đẹp được bạn đọc đón nhận nhiệt tình.
Một trong những hoạt động xuất sắc của Báo Khuyến học và Dân trí là tổ chức giải thưởng “Nhân tài Đất Việt” 11 năm liền (2005 - 2015):
·Giai đoạn 2005 – 2008: Giải thưởng dành cho các công trình thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin.
·Giai đoạn 2009: Giải thưởng mở rộng sang lĩnh vực khoa học.
·Giai đoạn 2010: Giải thưởng dành cho 3 lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và y dược.
·Giai đoạn 2013 – 2014: Giải thưởng mở rộng sang lĩnh vực môi trường. Giai đoạn này có thêm giải nhân tài của Hội Khuyến học Việt Nam.
● Giai đoạn 2015: Tiếp tục 4 lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, y dược và bảo vệ môi trường. Riêng giải nhân tài của Trung ương Hội có 3 giải cho 3 nông dân tự học thành tài.
b. Báo Dân trí Điện tử (Tiếng Việt và Tiếng Anh)
Báo Dân trí Điện tử (Dantri.com.vn) ra mắt bạn đọc từ đầu năm 2005, chạy thử đến tháng 6/2005. Từ giữa tháng 7/2005, bạn đọc quen dần với tên Báo. Vào thời điểm 2013, bình quân số người truy cập DAN TRI trên dưới 10.000.000 người/ngày. Theo Google Analytics, trên 173 nước có người truy cập tờ báo này.
c. Website của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Website của Trung ương Hội bắt đầu hoạt động từ năm 2007, quy mô tổ chức gọn nhẹ. Hiện nay, Website đang bắt tay vào chiến dịch tuyên truyền về các mô hình học tập theo Quyết định 89/QĐ-TTg và 281/QĐ-TTg.
Số người truy cập Website (www.hoikhuyenhoc.vn) ngày càng đông, bình quân trên 5.000.000 lượt người/tháng.
d. Tạp chí “Dạy và học ngày nay”
Là một tạp chí khoa học (ISSN 1859 - 2694) của Trung ương Hội. Tạp chí có nhiều chuyên mục bao quát lĩnh vực Dạy và Học hiện đại như Lý luận Dạy và Học, Diễn đàn Dạy và Học, Dạy học sáng tạo, Giáo dục nước ngoài, Xã hội học tập… Bên cạnh những chuyên mục ấy, tạp chí còn đề cập tới Việc học xưa và nay, Giáo dục gia đình và nhiều thông tin khác.
2. Công tác tuyên truyền của Trung ương Hội
Công tác tuyên truyền của Trung ương Hội được phát triển theo nhiều phương thức:
- Tờ “Thông tin Khuyến học” (2002 - 2004), mỗi tháng ra 1 số, mỗi số in ra 600 bản (tổng cộng khoảng 21.600 bản), được tới tay các cán bộ khuyến học cốt cán ở 63 tỉnh, thành phố.
- Phát hành trên 60 đầu sách về những văn bản pháp quy của hoạt động khuyến học, về các sự kiện khuyến học
Nhà Xuất bản Dân trí đã đóng góp nhiều vào xuất bản các sách khoa học và phổ biến khoa học về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Các Trung tâm Sách Khuyến học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xuất bản hàng trăm đầu sách hỗ trợ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phổ biến những tri thức giáo dục, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Về xây dựng tư liệu tuyên truyền bằng phim ảnh, Trung ương Hội đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2010 tới nay trong việc xây dựng các phim chuyên đề như “Chuyện Khuyến học”, “Một đời học tập, một đời ấm no”, “Hiếu học – một truyền thống vẹn nguyên giá trị”, 4 tập phim “Truyền thống hiếu học – một nét văn hóa Việt Nam”.v.v…
Gần đây, Trung ương Hội đã tiếp nhận kênh Truyền hình kỹ thuật số HDtv vào tổ chức của Hội.
3. Công tác huấn luyện, giáo dục – đào tạo cán bộ, hội viên khuyến học của Trung ương Hội
Theo nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn mà Trung ương Hội xác định nội dung tập huấn. Nội dung tập huấn xoay quanh các đường lối giáo dục của Đảng, chủ trương xây dựng xã hội học tập, giáo dục người lớn, mô hình học tập.v.v…
Song song với các lớp tập huấn là việc tổ chức các hội thảo, hội nghị. Từ sau Đại hội II của Hội, các hội nghị, hội thảo lớn được tổ chức hàng năm. Nhiều hội nghị, hội thảo được có sự phối hợp liên ngành hoặc có sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế. Nhiều Hội nghị lớn có những tác dụng sâu sắc đến cán bộ, hội viên và mang tính chất triển khai chỉ đạo sâu sát:
4. Công tác thông tin – tuyên truyền của các Hội địa phương
Từ giữa nhiệm kỳ Đại hội II, tại một số địa phương đã bắt đầu xuất hiện những Bản tin khuyến học.
Từ năm 2005, nhiều Hội địa phương đã bắt đầu phát triển các bản tin, tập san và các kỷ yếu hội nghị. Trong điều kiện khó khăn về nguồn lực, hầu hết các Hội địa phương đã rất nỗ lực vào công tác tuyên truyền đối nội và đối ngoại của mình.
Đến nay, việc sử dụng công nghệ thông tin ở các Hội địa phương đã có những bước tiến rõ rệt:
- Hầu hết các tỉnh, thành Hội đã đăng ký địa chỉ hòm thư điện tử và đã nối mạng.
- Nhiều địa phương đã lâp Website (Nghệ An, Quảng Trị, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Hà Nội, Yên Bái, Hòa Bình, Sóc Trăng. Ngoài ra, có huyện Hội Vĩnh Thạnh - Cần Thơ).
Đến cuối năm 2013, toàn bộ các Hội địa phương đã có bản tin khuyến học hoặc nội san khuyến học.
Trong năm 2014, bản tin và nội san ở các tỉnh, thành phố đã in ra tới gần 62.000 bài. Số bài viết đăng trên các báo và tạp chí lên tới 1.902.
VIII. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
1. Công tác đối ngoại
Công tác đối ngoại được Trung ương Hội quan tâm ngay từ khóaI. Đối tác chính của công tác đối ngoại gồm:
- Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức xã hội, trong đó, chủ yếu là những tổ chức có chức năng giáo dục, có điều kiện hợp tác, hỗ trợ Hội thực hiện các hoạt động khuyến học.
- Các Bộ, ngành có mối quan hệ nhiều mặt đối với công tác khuyến học cũng như công tác giáo dục – đào tạo như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính…
- Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
- Các tổ chúc tôn giáo cũng như các tổ chức nhân đạo, từ thiện.
- Các cơ quan báo chí, truyền thông ở Trung ương và địa phương.
2. Công việc hợp tác quốc tế
Sự kiện hợp tác quốc tế đầu tiên của Hội là sự hỗ trợ nguồn tài chính của Liên đoàn Quốc gia các Hiệp hội UNESCO Nhật Bản (NFVAJ) để thực hiện Dự án xúa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở làng chài thuộc xã Hải Triều (Hải Hậu – Nam Định). Tuy quy mô của Dự án còn quá nhỏ, nhưng nó là sự mở đầu cho việc tìm kiếm các mối hợp tác quốc tế.
Hội cũng đã có những cuộc gặp gỡ, làm việc với Khoa Giáo dục người lớn của Đại học tổng hợp California, trường đào tạo công tác xã hội thuộc Đại học tổng hợp South Carolina, Viện học tập suốt đời của UNESCO, Viện Hợp tác Quốc tế thuộc Hiệp hội giáo dục người lớn của Cộng hòa Liên bang Đức (khu vực Nam Á và Đông Nam Á)…
Từ năm 2013, tổ chức UNESCO đã có sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức nhiều Hội nghị và Hội thảo khoa học về xã hội học tập.
Giữa Hội và UNESCO đã có nhiều buổi làm việc sau Hội thảo “Xây dựng thành phố Hải Dương trở thành thành phố học tập”, đặc biệt là tổ chức 3 hội thảo khu vực về “xã hội học tập: từ tầm nhìn đến hành động” (khu vực phía Bắc, làm tại Phú Thọ cho 24 tỉnh và thành phố; khu vực miền Trung, làm tại Huế cho 19 tỉnh, thành phố; khu vực phía Nam, làm tại thành phố Hồ Chí Minh cho 20 tỉnh, thành phố).
IX. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG HỘI
Vào cuối năm 1999, Trung ương Hội mới cho thành lập 5 Trung tâm và Báo Khuyến học. Các Trung tâm và tờ báo của Hội có nhiệm vụ triển khai tốt 3 mục tiêu của Hội do Đại hội lần thứ I xác định.
Trong giai đoạn 2000 – 2010, nhiều đơn vị trực thuộc lần lượt được phép thành lập và đi vào hoạt động. Tính đến năm 2015 đã có 70 đơn vị trực thuộc Hội hoạt động trên nhiều vùng, miền của cá nước. Nội dung hoạt động của các đơn vị này rất phong phú, đa dạng, nhưng chủ yếu là liên kết, hỗ trợ, dịch vụ đào tạo trong nước và quốc tế, tổ chức hỗ trợ giáo dục chính quy trong hệ thống giáo dục ban đầu, trợ giúp giáo dục nhân đạo, dạy nghề ngắn hạn, in ấn và xuất bản.
X. CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN THƯỞNG
Ngày 5/12/2005, Chủ tịch Nước đã ra Quyết định số 1453/2005/QĐ-CTN tặng Hội “Huân chương Lao động hạng Hai” .
Ngày 27/12/2010, Chủ tịch Nước có Quyết định số 1598-QĐ/CTN tặng Hội “Huân chương Lao động hạng Nhất”.
Ngày 11/09/2015, Chủ tịch Nước có Quyết định số 2025/QĐ-CTN tặng Hội “Huân chương lao động hạng Nhất” lần thứ hai.
Tính đến cuối năm 2015, Nhà nước đã có những hình thức khen thưởng Hội Khuyến học các cấp như sau:
- 66 Bằng khen của Chính phủ;
- 11 Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ;
- 90 Huân chương Lao động hạng Ba;
- 10 Huân chương Lao động hạng Hai;
- 04 Huân chương Lao động hạng Nhất.
Từ năm 1998 đến 31/12/2015, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã có những hình thức khen thưởng cho các cá nhân và tập thể như sau:
- 42 Giải thưởng Khuyến học Việt Nam;
- 15 bảng vàng vinh danh;
- 04 Giải khuyến tài cho 04 cá nhân tự học thành tài;
- 1083 Cờ thi đua xuất sắc;
- 18.056 Bằng khen;
- 29.599 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khuyến học”.
([1]).Ban vận động gồm các vị: Hoàng Xuân Tùy (Thứ trưởng Bộ Đại học và THCN); Hồ Trúc (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục); Hoàng Quốc Dũng (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước); Vũ Anh Tuấn (nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội); Hoàng Lương (nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao); Nguyễn Huy Mạc (nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa giáo – Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng); Nguyễn Văn Đạo (Giám đốc Đại học Quốc gia); Nguyễn Mậu Bành (Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam); Vũ Hữu Loan (nguyên cố vấn Ban cán sự Đảng ngoài nước); Nguyễn Túc (Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); Nguyễn Cảnh Toàn (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục); Đoàn Diễn (Văn phòng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).