Người bị suy giãn tĩnh mạch chân thường có các triệu chứng đau nhức chân, nặng chân, nóng chân, mỏi chân về chiều, bị chuột rút về đêm, phù quanh mắt cá, căng tức bắp chân, chân dễ bầm máu, cảm giác kiến bò và ngứa
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân thường có các triệu chứng đau nhức chân, nặng chân, nóng chân, mỏi chân về chiều, bị chuột rút về đêm, phù quanh mắt cá, căng tức bắp chân, chân dễ bầm máu, cảm giác kiến bò và ngứa. Người bệnh thường dễ bỏ qua những biểu hiện này vì cho rằng chúng không đáng ngại. Khoảng 77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác. Nguy hiểm nhất là chúng có thể gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Bên cạnh việc dùng thuốc, những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần có một phương pháp tập luyện thích hợp và thường xuyên thì mới có thể cải thiện tình trạng của bệnh. Vì vậy, Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát triển ý tưởng Hội Khuyến học tỉnh đã trao đổi với Lương y Phạm Thanh Tuấn để giới thiệu với bạn đọc bài tập cho người bị giãn tĩnh mạch chân:
Động tác này vô cùng đơn giản: Đầu tiên, nằm hướng mặt vào tường, tiếp theo từ từ đưa hai chân thẳng lên cao, sao cho mông và cả hai chân chạm sát tường. Sau đó, nằm yên nhắm mắt, dồn hết tâm trí vào việc thở chậm, hít vào - thở ra đều đặn, thật dài, thật sâu và thật nhẹ nhàng.
* Thực hiện động tác này trong khoảng 15 - 20 phút, đều đặn mỗi ngày 1 - 2 lần, có thể tập bất kỳ lúc nào cũng được, không tập sau khi ăn no.
* Người có cơ chân căng cứng, chưa duỗi thẳng chân được thì có thể dùng thêm chiếc gối kê vào mông hoặc để mông cách ra một chút so với chân tường. Người có cơ chân mềm mại thì ép sát chân vào tường mới tốt. Cố gắng giữ chân thẳng đứng.
* Khi dựa chân thẳng đứng như vậy, chúng ta sẽ có cảm giác xương chân và bụng tác động một lực khá lớn đến vùng xương chậu.
* Khi hạ chân xuống, lưu ý co chân, gập đầu gối, cong người và đầu lên theo tư thế ôm chặt đầu gối, sau đó thả lỏng và nằm nghiêng một lát trước khi ngồi dậy. Người cao tuổi hoặc sức yếu cần nhẹ nhàng để tránh thay đổi tư thế quá đột ngột.
Tác dụng của bài tập: (Giúp điều khí tĩnh tâm, thư giãn tinh thần giảm stress; thư giãn các nhóm cơ, các khớp, thần kinh, tuần hoàn tĩnh mạch chi dưới,…)
• Theo nghiên cứu của Đông y, bài tập này kết hợp việc điều khí, định thần giúp Tâm, Phế thư thái điều hòa; làm thư giãn cân - cơ - kinh lạc của 6 đường kinh mỗi chân (Can, Tỳ, Thận; Đởm, Vị, Bàng quang); thúc đẩy tuần hoàn khí huyết - thể dịch của chi dưới về phủ tạng tốt hơn, giúp cho Tam Tiêu (Thượng tiêu: Tâm Phế; Trung tiêu: Tỳ Vị; Hạ Tiêu: Can Thận) được thông suốt từ đó điều chỉnh chữa lành bệnh tật.
• Ưu điểm nổi bật của động tác này là giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân và cải thiện sự lưu thông cho máu. Những người bị chứng sưng chân, đùi to, phù nề, khi đưa ngược chân lên cao như vậy sẽ giảm chứng phù chân. Đây cũng là bài tập giúp chân thon gọn, săn chắc, do vậy rất được phụ nữ ưa thích.
• Đây là động tác đặc biệt tốt cho người hay ngồi nhiều, đứng nhiều, đi lại nhiều trong ngày thì khi gác chân lên tường sẽ giúp thư giãn, giảm mệt mỏi cho các cơ, khớp, thần kinh, mạch máu vùng chân.
• Người hay nóng nảy, dễ bức xúc, nổi giận khó kiềm chế cũng được khuyến khích nên thực hành bài tập này. Vì khi giơ chân lên cao và nhắm mắt, điều hòa hơi thở, thả lỏng và thư giãn chúng ta sẽ lấy lại được sự bình tĩnh, giúp tiết giảm cơn nóng giận một cách nhanh chóng. Cũng giống như khi đang thực hành thiền định, sẽ giúp chúng ta quên đi mọi chuyện bực bội, ưu phiền.
• Dựa chân vào tường không hề tốn sức, bất kỳ ai cũng có thể làm được, không đổ mồ hôi nhiều và kể cả người không khỏe mạnh cũng có thể thực hành để tăng cường sức khỏe.
⇒ Đây là bài tập rất dễ thực hành và có tác dụng tốt để giữ gìn sức khỏe !
Tư vấn thêm, liên hệ Lương y Tuấn: 098.979.1982 * 091.868.1982
Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát triển ý tưởng