Đau khớp gối, thoái hóa khớp gối là căn bệnh gây tàn phế cho người cao tuổi đứng thứ hai trên thế giới với tỷ lệ tàn tật lên đến 25%. Không những thế, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa do môi trường sống, điều kiện làm việc thời hiện đại, để ban đọc hiểu rõ và có giải pháp hỗ trợ điều trị ngay trước khi quá muộn, Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát triển ý tưởng đã có buổi làm việc với lương y Phạm Thanh Tuấn, phòng khám đa khoa đông y Thái Bình.
Thưa lương y! Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối diễn tiến qua quá trình sinh học và cơ học làm mất đi lớp sụn đệm tự nhiên của khớp gối, sụn mất đi khiến cho xương cọ xát vào nhau làm xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn gây sưng đau, cứng khớp. Thoái hóa khớp gối đến từ nhiều yếu tố: tuổi tác, di truyền, chuyển hóa và chấn thương…
Thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới chiếm tỷ lệ đến 80%. Thoái hóa khớp thường tăng theo độ tuổi.
Cấu trúc khớp gối: Khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày
Tại sao khớp gối dễ bị đau và dễ bị thoái hóa nhất? Khớp gối thường xuyên vận động, và chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể đè lên. Theo thời gian, nếu không được bảo vệ, sụn sẽ bị bào mòn dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối.
Vậy thoái hóa khớp gối có dấu hiệu như thế nào? Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối?
Khi khớp gối bị thoái hóa, thường sẽ có dấu hiệu sau:
– Đau nhức: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bị thoái hóa khớp gối cảm nhận được. Đau ở nhiều mức độ tùy độ nặng của bệnh; có thể đau âm ỉ tại khớp gối, và đau nặng hơn mỗi khi di chuyển hoặc vận động.
– Tiếng kêu trong khớp: Khi co duỗi chân sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lục cục ở khớp gối.
– Cứng khớp: khi thức dậy buổi sáng thấy cứng khớp, không thể cử động, co duỗi chân bình thường được mà phải đợi 10-20 phút để khớp giãn ra.
– Sưng tấy, khó vận động: thường ở giai đoạn bệnh tiến triển, khớp gối bị sưng tấy, cứng cơ, khó co duỗi gây khó khăn cho việc vận động, đi lại.
– Khớp gối bị teo ổ khớp, biến dạng: Đây là dấu hiệu viêm khớp gối ở giai đoạn nặng, thời điểm này sụn khớp đã tổn thương nghiêm trọng.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
– Tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.
– Cân nặng – công việc: Đây cũng là nguyên nhân làm thoái hóa khớp gối nhanh hơn. Vì khớp gối chịu áp lực mạnh nhất từ trọng lượng cơ thể, đặc biệt những người làm công việc chân tay, đứng lâu, khuân vác nặng cũng là nguyên nhân làm khớp gối thoái hóa nhanh hơn.
– Chấn thương: do va chạm, ngã, tai nạn… là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối nhưng không được điều trị dứt điểm.
– Ngoài ra, việc sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, tập luyện quá sức, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhanh hơn.
Thưa lương y, khi nào người bệnh cần đi khám thoái hóa khớp gối?
* Trước khi đến bệnh viện để kiểm tra, người bệnh có thể tự kiểm tra tình trạng của khớp gối bằng 5 câu hỏi sau:
– Có đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống?
– Có đau khớp gối khi co duỗi chân?
– Có đau khi lên xuống cầu thang?
– Có cứng khớp buổi sáng
– Có tiếng kêu trong khớp
Nếu trả lời 3/5 câu là có thì nên đến khám tại bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán mức độ thoái hóa khớp gối.
Để có thể kiểm tra chính xác, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán.
Tùy tình trạng và diễn tiến của bệnh để bác sĩ thăm khám khớp gối và thăm khám toàn thân, từ tình trạng của bệnh nhân để có chỉ định một số xét nghiệm như: chụp X-quang, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp MRI (chụp cộng hưởng từ). Với những trường hợp sưng khớp, bác sĩ sẽ cho siêu âm khớp, có thể thăm dò để chích hút dịch.
* Khi bệnh nhân có biểu hiện của thoái hóa khớp gối, thường được thực hiện một số phương pháp sau:
– Chụp X-quang: những hình ảnh chụp được từ X-quang cho thấy thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào.
– Chụp MRI: Với phương pháp cộng hưởng từ sẽ cho bác sĩ thấy được những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng.
– Nội soi khớp: là phương pháp giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những hư hại do thoái hóa sụn khớp. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ thoái của khớp gối và có cách điều trị cắt lọc các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp. Trân trọng cảm ơn lương y!
Quý vị cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Lương y Phạm Thanh Tuấn:
Zalo/DĐ: 098.979.1982 * 091.868.1982