
TTHTCĐ xã Đông hòa tổ chức tập huấn chuyên đề: Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong đổi mới Trung tâm học tập cộng đồng
1. Vì sao phải đổi mới Trung tâm học tập cộng đồng
UNESCO coi việc xây dựng và phát triển mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là một giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng (PTCĐ), góp phần làm giảm thiểu sự cách biệt về trình độ dân trí giữa các vùng miền, là một công cụ, một thiết chế có hiệu quả nhất trong việc thực hiện “giáo dục cho mọi người” và “mọi người cho giáo dục”.
Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là “Nghiên cứu đổi mới mô hình Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và tổ chức thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng trong cả nước”.
Thái Bình là một trong những tỉnh sớm “Xây dựng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn”; tháng 9/1999 TTHTCĐ xã Việt Thuận được xây dựng thí điểm; đến tháng 12/2000 có 16 TTHTCĐ, đến tháng 12/2001 có 25 TTHTCĐ; đến tháng 5/2003 Thái Bình có 253 TTHTCĐ (đạt 89%); đến 12/2006 mỗi xã, phường, thị trấn toàn tỉnh đều thành lập TTHTCĐ (286 TTHTCĐ/ 286 xã, phường, thị trấn (đạt 100%). Đến nay, sau khi sát nhập một số địa phương lại Thái Bình có 260 TTHTCĐ/260 xã, phường, thị trấn (đạt 100%).
Trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình là một địa điểm học tập cộng đồng được đặt tại xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập và giải quyết được những vấn đề mà nhân dân cần tìm hiểu, địa phương cần giải quyết như xóa mù chữ; bổ túc văn hóa, tin học, ngoại ngữ; hoạt động chuyên đề về đời sống, sức khỏe, môi trường, …; phổ biến kiến thức, thời sự, pháp luật, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN), hướng nghiệp, học nghề, văn nghệ, thể thao, ...đã giúp nhân dân nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo được điều kiện khuyến khích cộng đồng đi học.
Hiện nay theo đánh giá của Hội Khuyến học Việt Nam, toàn quốc có khoảng 30% số TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả; ở nhiều nơi hoạt động của TTHTCĐ mang tính hình thức, cầm chừng, ... chưa phát huy, khai thác hết tiềm năng của cá nhân và cộng đồng.
Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, thời đại số, kỷ nguyên số, yêu cầu phát triển, chia sẻ tri thức và đa dạng hóa cơ hội học tập của người dân, các TTHTCĐ đã bộc lộ những bất cập, chưa thích ứng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ số; …
2. Những lợi thế của ứng dụng công nghệ trong đổi mới Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chất lượng, hiệu quả
Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Đổi mới mô hình Trung tâm học tập cộng đồng được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực việc “cá nhân hóa học tập” (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác được các hệ thống công nghệ thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng diễn ra nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, Trung tâm học tập cộng đồng, giáo viên, người học gần như tức thời.
Theo thống kê xã hội tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh, các thiết bị thông minh, máy tính kết nối và sử dụng mạng internet tương đối cao: Mạng internet đã kết nối đến 100% xã, phường, thị trấn và gần 90% hộ gia đình. Đây là lợi thế lớn đối với việc đa dạng hóa các cơ hội học tập của người dân; nhiều hình thức, cách học mới mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả được phát triển mạnh; công nghệ mới đã cung cấp, phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời.
Hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng ngày nay vừa phải kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của mô hình hoạt động truyền thống, vừa phải đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ số như AI, Big data, IoT, Cloud, blockchain,... nhằm thay đổi phương thức điều hành, quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Vì vậy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số trong đổi mới Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chất lượng, hiệu quả.
3. Ứng dụng công nghệ trong Thiết kế mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới hoạt động chất lượng, hiệu quả
Mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới trên nền tảng môi trường xã hội và giáo dục chuyển đổi số, bao gồm các tiêu chí cơ bản sau:
3.1. Sứ mạng: Trung tâm học tập cộng đồng là nơi khai thác, kết nối, hợp tác, lan tỏa, chia sẻ nguồn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng tới từng người dân, tới cộng đồng vì sự phát triển và tiến bộ của cộng đồng.

3.2. Tầm nhìn: Trở thành Trung tâm học tập cộng đồng thông minh hoạt động chất lượng, hiệu quả.
3.3. Triết lí: Mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt và hội nhập
3.4. Giá trị cốt lõi
- Tự học là nền tảng;
- Hợp tác có sự tương tác trong học tập cộng đồng;
- Kết nối tạo ra sức mạnh và giá trị;
- Trách nhiệm với người học và cộng đồng;
- Thay đổi và tiến bộ;
- Trí tuệ và văn minh.
3.5. Mục tiêu: Học tập để đánh thức/ khai minh tiềm năng, để thay đổi, để phát triển, để tiến bộ mãi.
3.6. Phương thức hoạt động là mô hình giáo dục “mở - đa nhiệm”; vừa trực tiếp, vừa trực tuyến; vừa thực, vừa ảo trên nền tảng giáo dục chuyển đổi số; thể hiện:
- Tự học để phát triển kĩ năng tự học, tự thực hành và tự làm;
- Học – Hỏi – Hiểu – Hành;
- Học mọi người, mọi nơi, mọi lúc, mọi nội dung, mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện;
- Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng mang tính chuyên nghiệp, có khả năng tự điều khiển, điều chỉnh trong hệ sinh thái giáo dục chuyển đổi số.

Mô hình tổ chức và quản trị của Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới
3.7. Nội dung hoạt động học tập cộng đồng: Đảm bảo tính khoa học, tường minh, thiết thực, làm ngay, hiệu quả (thường xuyên cập nhật, khái quát, cụ thể, đầy đủ, kịp thời những tri thức, kĩ năng mới để người học có thể vận dụng, thực hành ngay, chính xác tiến tới làm thành thạo). Thư viện điện tử (thư viện số) là trái tim của Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới.
3.8. Quy trình hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới
- Đánh thức tiềm năng, xác định nhu cầu học tập của người dân và cộng đồng;
- Thiết kế nội dung học tập;
- Sắp xếp thứ tự các hoạt động, công việc;
- Tổ chức thực hiện (thiết kế, phát triển chương trình/ nội dung học tập; điều phối, điều hành, quản trị, kiểm soát, điều chỉnh nội dung công việc/ hoạt động học tập;
- Từng bước chuyển đổi số theo logic: Trải nghiệm (thực và ảo); Tối ưu hóa; Tạo ra môi trường học tập cộng đồng thông minh.
3.9. Kết nối các nguồn lực: Thu hút, huy động, kết nối nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và đào tạo, dạy nghề và nguồn tài nguyên/ học liệu số trong và ngoài nước để thực hiện và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới.
4. Ứng dụng công nghệ để phát triển Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới trong nền xã hội số và giáo dục chuyển đổi số
- Lập, kết nối Website với các trang mạng xã hội khác nhau của Trung tâm học tập cộng đồng;
- Xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên “Giáo dục mở” gắn với hình thành thư viện điện tử tiến tới Thư viện số là trái tim của Trung tâm học tập cộng đồng trong nền giáo dục chuyển đổi số;
- Chuyển đổi số các tài liệu văn bản, số hóa chuyên đề, cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết kế nội dung tự học trên Website và mạng xã hội;
- Hướng dẫn người dân ứng dụng điện thoại thông minh, máy tính kết nối internet và các thiết bị thông minh khác; đồng thời đẩy mạnh truyền thông về Trung tâm trên Website và mạng xã hội;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số trong quản trị, điều hành Trung tâm học tập cộng đồng.
5. Sử dụng công nghệ trong triển khai mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới hoạt động chất lượng, hiệu quả
Một là, Lựa chọn địa điểm triển khai thực hiện mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới hoạt động chất lượng, hiệu quả ở các huyện thành phố
Hai là, hướng dẫn triển khai, thực hiện mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới;
Ba là, xác định hệ điều kiện, học liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện, ... hoạt động của mô hình TTHTCĐ đổi mới;
Bốn là, tổ chức thực hiện mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới hoạt động chất lượng, hiệu quả;
Năm là, Triển khai thực hiện nhân rộng mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới hoạt động chất lượng, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thái Bình. (tùy điều kiện mở rộng quy mô)
6. Số hóa nội dung / chuyên đề học tập cộng đồng (nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng, văn hóa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục gia đình, phát triển cộng đồng và làng nghề, doanh nghiệp, …)
- Nội dung/ chuyên đề học tập cộng đồng dựa trên nhu cầu học tập thực tế của người dân và cộng đồng ở mỗi TTHTCĐ
- Nội dung hoạt động học tập cộng đồng của TTHTCĐ đổi mới phải đảm bảo tính khoa học, tường minh, thiết thực, hiệu quả, kịp thời. Hệ thống tri thức, kĩ năng trong các chuyên đề học tập cộng đồng thường xuyên được cập nhật, khái quát, cụ thể, đầy đủ, dễ ứng dụng để người học có thể vận dụng, thực hành ngay, làm chính xác tiến tới làm thành thục.
1. Tài liệu bồi dưỡng CBQL TTHTCĐ theo mô hình đổi mới (15 CĐ)
2. Tài liệu hướng dẫn tự học tại cộng đồng (15 CĐ)
3. Tài liệu về phát triển cộng đồng (7 CĐ)
4. Tài liệu về sức khỏe cộng đồng (9 CĐ)
5. Tài liệu về gia đình và các vấn đề cơ bản của gia đình (9 CĐ)
6. Lĩnh vực văn hóa, xã hội (8 CĐ)
7. Tài liệu giáo dục giới tính và tuổi vị thành niên (7 CĐ)
8. Tài liệu dành cho người cao tuổi (5 CĐ)
9. Tài liệu dân số và bình đẳng giới, bạo lực giới (7 CĐ)
10. Tài liệu phương pháp giáo dục con trong gia đình (9 CĐ)
11. Khoa học công nghệ và phát triển ngành nghề, làng nghề (25 CĐ)
12. Giới thiệu một số mô hình sản xuất và kinh doanh giỏi (19 CĐ)
13. Xây dựng xã hội học tập trong nền xã hội chuyển đổi số (9 CĐ)
14. Các mô hình học tập (9 CĐ)
15. Khuyến học trong xã hội số và nền giáo dục chuyển đổi số (9 CĐ); ...
- Những nội dung các chuyên đề học tập cộng đồng được thực hiện chuyển đổi số, được định danh thành các dữ liệu, tài liệu học tập điện tử; …
- Các chuyên đề/ tài liệu học tập cộng đồng được chuyển thành tài liệu điện tử dưới 5 dạng cơ bản Scan, PDF, AI, bản sao số, số hóa các nội dung học tập cộng đồng; PowerPoint bài giảng/bài học điện tử; video bài học được tải lên chương mục thư viện điện tử, lớp học online của trang Trung tâm học tập cộng đồng trên webside để người học sử dụng và lưu lại hồ sơ của Trung tâm học tập cộng đồng; ... Hiện nay đã biên soạn 116 chuyên đề, 29 bài học.
- Một số chuyên đề/bài học điện tử và các bài giảng được quay video/ ghi hình tải lên Website của Hội khuyến học Thái Bình: hoikhuyenhocthaibinh.vn; trang Trung tâm học tập cộng đồng; mục thư viện điện tử và lớp học online.
- Từ đó, các TTHTCĐ chủ động triển khai sâu rộng chuyển đường link (thư viện điện tử, lớp học online trên webside của Hội hoặc trên facebook Trung tâm học tập cộng đồng Thái Bình, facebook Khuyến học Thái Bình new hoặc youTube Thái Bình, …) hoặc chuyển vào các nhóm zalo lớp/hội, cổng thông tin điện tử của xã để mọi người dân đều có cơ hội tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi, …
7. Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông (ICT), công nghệ số xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng điện tử, từng bước xây dựng TTHTCĐ thông minh
7.1. Hoàn thiện Website Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình và thiết kế trang Trung tâm học tập cộng đồng trên Website;
Một là, xây dựng Website: Tên miền http://hoikhuyenhocthaibinh.vn cung cấp các dịch vụ để website hoạt động trên không gian mạng.
Mô hình xã hội học tập cần đổi mới TTHTCĐ về mọi mặt nhằm đáp ứng các yêu cầu học tập của mọi người dân trong cộng đồng.
Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình ký hợp đồng với Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình:
Hai là, Thiết kế trang Trung tâm học tập cộng đồng trên Website, gồm nội dung:
- Giới thiệu Trung tâm học cộng đồng
- Hoạt động của Trung tâm học cộng đồng
- Thư viện số Trung tâm học tập cộng đồng (thư viện điện tử)
- Lớp học trực tuyến
- Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng
- Ứng dụng và liên kết
TTHTCĐ cần đa dạng nội dung học tập; đổi mới phương thức học tập cộng đồng bằng tăng cường sử dụng các phương tiện và công nghệ hiện đại hỗ trợ học tập, đặc biệt là phương tiện truyền thông trên Website, trên mạng xã hội. Xây dựng kho học liệu mở (được số hóa) phục vụ tự học và học tập suốt đời trên nền giáo dục số. Áp dụng các mô hình quản lý TTHTCĐ theo hướng tiếp cận công nghệ, kết nối, mở dùng chung hạ tầng cơ sở dữ liệu.
Ba là, phát triển hệ sinh thái giáo dục mở chuyển đổi số tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Đổi mới cách dạy, cách học; phát triển năng lực, kĩ năng tự học;
- Phát triển và chia sẻ học liệu số dùng chung trong mạng lưới của TTHTCĐ;
- Phát triển, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy-học, quản lí TTHTCĐ hiện nay.
TTHTCĐ thông minh là sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động, để khai thác, kết nối, chia sẻ thông tin, tri thức mang đến chất lượng học tập cộng đồng. Với nền tảng học liệu số, thư viện số dùng chung sẽ mang lại cơ hội, phúc lợi học tập của công dân và đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tốt hơn trong mỗi cộng đồng.
7.2. Phát triển những nội dung số về Trung tâm học tập cộng đồng trên Website và các trang mạng xã hội khác
Một là, xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên “Giáo dục mở” gắn với xây dựng thư viện số, học liệu số phục vụ cộng đồng học tập thường xuyên, HTSĐ. Thư viện số là trái tim của Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới trong nền xã hội số, giáo dục chuyển đổi số.
Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử của mô hình TTHTCĐ hoạt động chất lượng hiệu quả
Ba là, chuyển đổi số các tài liệu văn bản, số hóa cơ sở dữ liệu dùng chung (định danh dữ liệu, tài liệu học tập, bài giảng, phòng học, thí nghiệm/ thực hành ảo ,…)
Bốn là, kết nối phát triển nguồn học liệu đã số hóa, chú trọng hướng dẫn thiết kế các chuyên đề tự học
http://hoikhuyenhocthaibinh.vn/
http://hoikhuyenhocthaibinh.vn/thu-vien-3098.html
Năm là nâng cao năng lực, kĩ năng tổ chức hoạt động HTCĐ (nhất là việc tự học trên Website và mạng xã hội).
Sáu là, đẩy mạnh ứng dụng điện thoại thông minh, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của công dân trong học tập cộng đồng
Bảy là, phát triển ở người học kĩ năng tự học gắn với ứng dụng CNTT và công nghệ số.
Tám là, nghiên cứu, ứng dụng CNTTT và công nghệ số trong quản lí TTHTCĐ
Chín là, bồi dưỡng năng lực kiến tạo và thực hành cho cán bộ quản lí của TTHTCĐ ở Thái Bình
Mười là, tăng cường truyền thông các lĩnh vực hoạt động của TTHTCĐ trên Website và mạng xã hội ...
8. Thiết kế bài học/bài giảng cộng đồng trên nền tảng số
Sau khi biên soạn các bài học/bài giảng học tập cộng đồng ở một số lĩnh vực được chuyển thành chuyên đề/ tài liệu điện tử dưới 5 dạng cơ bản Scan, PDF, PowerPoint, AI, video và được tải lên thư viện điện tử, lớp học online của trang Trung tâm học tập cộng đồng trên webside hoặc trên facebook Trung tâm học tập cộng đồng Thái Bình, facebook Khuyến học Thái Bình new hoặc youTube Thái Bình, …để từng người học tìm hiểu, lựa chọn nội dung phù hợp với điều kiện, thời gian học tập bản thân; ... Các bài học/bài giảng điện tử thể hiện:
- Một số bài học/ bài giảng theo nhu cầu của người học và cộng đồng được Scan, PDF, PowerPoint tải lên thư viện điện tử.
- Thực hiện dạy và học trên Facebook, Fanpage TT, ...
- Những bài giảng được quay video/ ghi hình định danh điện tử tải lên Website: hoikhuyenhocthaibinh.vn; trang Trung tâm học tập cộng đồng; chương mục Thư viện điện tử và Lớp học online, youTube Thái Bình, ….
http://hoikhuyenhocthaibinh.vn/hoc-truc-tuyen-3095.html
- TTHTCĐ chủ động chuyển các đường link vào các nhóm Zalo, Messenger, Facebook, lớp điện tử của địa phương để mọi người dân đều có cơ hội tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi, …
9. Tăng cường kĩ năng, kĩ thuật số cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên của Trung tâm học tập cộng đồng
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên là nhân tố đột phá đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng,
Biên soạn bộ tài liệu điện tử về bồi dưỡng CBQL,GV TTHTCĐ theo mô hình đổi mới
Triển khai tập huấn nội dung tài liệu trực tiếp theo nhu cầu các TTHTCĐ hoặc qua trực tuyến truyền thông tài liệu trên website và Zalo nhóm; bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu các chuyên đề bồi dưỡng CBQL TTHTCĐ theo mô hình đổi mới để CBQL&GV lựa chọn; bao gồm:
+ Những vấn đề chung về Trung tâm học tập cộng đồng
+ Mô hình TTHTCĐ đổi mới hoạt động chất lượng, hiệu quả
+ Quản lý điều hành hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng;
+ Những hoạt động cơ bản của TTHTCĐ;
+ Đặc điểm hoạt động học tập của học viên;
+ Tổ chức hoạt động dạy học ở Trung tâm học tập cộng đồng;
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm học tập cộng đồng;
+ Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử của Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chất lượng hiệu quả;
+ Nâng cao năng lực và kỹ năng tổ chức hoạt động học tập cộng đồng;
+ Hướng dẫn phát triển nguồn tài liệu học tập điện tử cho Trung tâm học tập cộng đồng;
+ Hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên sử dụng điện thoại thông minh, smartphone, iPad, máy tính kết nối internet, các thiết bị thông minh, ... để khai thác, kết nối, hợp tác, lan tỏa, chia sẻ nguồn tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm;
+ Đẩy mạnh truyền thông về Trung tâm học tập cộng đồng trên Website, các trang mạng xã hội và trên các nền tảng số.
10. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số trong quản lí Trung tâm học tập cộng đồng
Một là, hệ điều kiện về hạ tầng số là thiết bị đảm bảo việc thực hiện ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của TTHTCĐ một cách đồng bộ, hiện đại phải an toàn, an ninh thông tin hệ thống số hoá, an toàn trong các hoạt động dạy - học và làm việc trên môi trường số. Việc sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây phải đảm bảo kết nối Internet tới tất cả các TTHTCĐ; các TTHTCĐ phải có wifi (có kết nối internet) để phục 100% học viên và giáo viên tiếp cận, khai thác học liệu, tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử,...
Hai là, đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác quản lý TTHTCĐ ứng dụng dạy học trực tuyến, hội họp không giấy, ... Phòng học của TTHTCĐ được đầu tư thiết bị dạy học trực tuyến, chuyên dụng thực hành tin, các thiết bị, phần mềm hỗ trợ dạy học: máy chiếu, bảng tương tác thông minh, smart tivi, các phần mềm mô phỏng....
Ba là, mỗi mô hình TTHTCĐ được trang bị tối thiểu 01 phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm/thực hành ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu trí tuệ nhân tạo.
Bốn là, phát triển và chia sẻ kho học liệu số dùng chung trong mạng lưới TTHTCĐ
Năm là, huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong TTHTCĐ
11. Một số phương án triển khai thực hiện nhân rộng mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới hoạt động chất lượng, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Một là, việc dạy và học tập trực tiếp các chuyên đề tại các Trung tâm học tập cộng đồng
Giảng dạy trực tiếp các chuyên đề hoặc tập huấn các hoạt động về mọi lĩnh vực cuộc sống mới do người dân và cộng đồng đề xuất với các Trung tâm. Các lớp học được đặt tại hội trường ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; lớp học có đủ tiện nghi có kết nối Wi-Fi.
Hai là, người dân có nhu cầu học tập trực tuyến tổ chức học tập qua Zoom/ facebook, …
Trong quá trình thực hiện dạy-học các chuyên đề với các nội dung đã đăng ký, các Trung tâm thành lập các lớp/nhóm Zalo học tập trực tuyến qua Zoom để người dân không có điều kiện đến hội trường vẫn được học tập.
Ngoài ra các nội dung HTCĐ còn tiếp phát sóng FM trực tiếp trên đài truyền thanh, phát thanh của địa phương để mọi người dân được nghe, lĩnh hội, học tập.
Ba là, tổ chức tự học, thảo luận và ứng dụng
Ngoài thời gian học tập cộng đồng trên hội trường, các Trung tâm thường xuyên tổ chức cho người học tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành, tự làm theo hướng dẫn; đồng thời các nhóm/lớp, hội đã tổ chức duy trì thảo luận, thực hành, ứng dụng từng chuyên đề.
Việc thảo luận được diễn ra qua lớp/ nhóm, hội Zalo, học viên được sự hỗ trợ của giảng viên và chuyên gia khoa học.
Bốn là, tổ chức học tập qua website, thư viện điện tử, học online, ...
http://hoikhuyenhocthaibinh.vn/thu-vien-3098.html
http://hoikhuyenhocthaibinh.vn/gt-tt-3102.html
- Các bài giảng được quay video/ ghi hình tải lên Website của Hội khuyến học Thái Bình: hoikhuyenhocthaibinh.vn; trang Trung tâm học tập cộng đồng; mục lớp học online và thư viện điện tử.
https://www.youtube.com/watch?v=kpalz0tzNZ0
Các Trung tâm chủ động triển khai sâu rộng chuyển đường link (thư viện điện tử, lớp học online trên webside của Hội hoặc trên facebook Trung tâm học tập cộng đồng Thái Bình, facebook Khuyến học Thái Bình new hoặc youTube Thái Bình, …) vào các nhóm zalo lớp/hội, cổng thông tin điện tử của xã để mọi người dân đều có cơ hội tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi.
http://hoikhuyenhocthaibinh.vn/hoc-truc-tuyen-3095.html
Năm là, phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình Thái Bình tổ chức học tập trực tuyến trên Facebook, Fanpage, ...
Sáu là, phát triển thư viện điện tử (học liệu số dùng chung)
Nội dung thư viện điện tử, tập trung vào:
- Chuyển đổi số các văn bản về Trung tâm học tập cộng đồng
- Các chuyên đề/ tài liệu học tập cộng đồng được chuyển thành tài liệu điện tử dưới 5 dạng cơ bản Scan, PDF các nội dung chuyên đề; Bài giảng/bài học điện tử PowerPoint; video, AI bài học được tải lên chương mục thư viện điện tử, lớp học online của trang TTHTCĐ trên webside để người học sử dụng và lưu lại hồ sơ của Trung tâm HTCĐ; ...
http://hoikhuyenhocthaibinh.vn/thu-vien-3098.html
- Định danh các dữ liệu, tài liệu học tập, bài giảng điện tử; …
- Mở lớp học online. …
Bảy là, kết nối nguồn lực thực hiện mô hình đổi mới
- Trong quá trình thực hiện mô hình Trung tâm học tập cộng đồng đổi mới, cần phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn để có phòng học/ hội trường, bàn ghế, cơ sở vật chất, phương tiện học tập; lớp học có hệ thống máy chiếu, màn hình/ LED, âm thanh loa đài, ánh sáng, máy quay video/ ghi hình....đảm bảo cho các lớp học diễn ra đạt hiệu quả cao nhất.
- Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo, hội khuyến học các huyện, thành phố, hội khuyến học các xã, phường, thị trấn, các mở lớp, tổ chức, quản lí hoạt động học tập cộng đồng;
- Phối hợp với giảng viên, chuyên gia khoa học công nghệ trên địa bàn để thực hiện mô hình đổi mới Trung tâm học tập cộng đồng, ...
- Kết nối với Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình TBTV tổ chức 1H với RADIO một số chuyên đề trên sóng;
- Phối hợp với Trung tâm Thông tin và truyền thông của Sở Thông tin và truyền thông Thái Bình quay video/ ghi hình tải bài, chuyên đề lên Website, duy trì tổ chức lớp học qua Zoom, lớp học online, ...
12. Kết luận
Đổi mới mô hình Trung tâm học tập cộng đồng là một việc làm có ý nghĩa xã hội sâu sắc, là một giải pháp quan trọng góp phần xây dựng một nền giáo dục chuyển đổi số dành cho mọi người: ai cũng được học tập thường xuyên, học suốt đời, cả tỉnh thành xã hội học tập.
TTHTCĐ mỗi địa phương phải thực sự đổi mới, phải tạo ra một môi trường học tập mới bám sát nhu cầu của người dân, tôn trọng người dân, xuất phát từ thực tiễn của công dân và cộng đồng để tổ chức hoạt động học tập cộng đồng nhằm giúp người dân, cộng đồng ngày một thay đổi, phát triển và tiến bộ vững chắc.
Mô hình đổi mới Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chất lượng, hiệu quả góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đáp ứng mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Đồng thời khẳng định: Mô hình TTHTCĐ đổi mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Việc thực hiện mô hình đổi mới hoạt động của Trung tâm là một chủ trương rất đúng đắn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay của Thái Bình. Trung tâm học tập cộng đồng phải thực sự phát triển bền vững để việc học tập suốt đời của nhân dân được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả.