DUKDN
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổ chức hội
    • Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam
    • Sổ tay khuyến học
    • Thư viện ảnh
  • Văn bản
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản Tỉnh Hội
  • Tin chính
  • Mô hình học tập tiêu biểu
  • Trung tâm học tập cộng đồng
    • Giới thiệu trung tâm học tập
    • Hoạt động
    • Thư viện Trung tâm học tập
    • Lớp học trực tuyến
    • Quản lý Trung Tâm
    • Liên kết
  • Văn hóa, văn nghệ, sức khỏe
    • Văn hóa, văn nghệ
    • Sức khỏe
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI KHUYẾN HỌC TỈNH THÁI BÌNH!
Wellcome to Thai Binh Association for Promoting Education Website!
Thái Bình, ngày 21 tháng 5 năm 2025
  • Trang chủ
  • Văn hóa, văn nghệ, sức khỏe

Chùa Keo nghìn thuở linh thiêng

Ngày: 01/11/2023
Tăng / Giảm cỡ chữ   TĂNG  GIẢM 
Lễ Hội chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) mùa thu năm 2023 được tổ chức hết sức long trọng, có nhiều nét mới, sáng tạo thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đồ, tăng ni, Phật tử và các tầng lớp nhân dân về dâng hương chiêm bái; chùa Keo là kiệt tác nổi tiếng về kiến trúc, độc nhất vô nhị là niềm tự hào của nhân dân Thái Bình. Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình trân trọng giới thiệu tác phẩm “Chùa Keo nghìn thuở linh thiêng” của tác giả Lại Tây Dương Hội Khuyến học tỉnh.

 

Lễ hội chùa Keo vẫn được giữ gìn nguyên vẹn tập tục truyền thống

Từ xa xưa đã lưu truyền câu ca mà đến nay vẫn nồng nàn vang vọng, câu ca ấy có sức sống lâu bền, lan tỏa vượt qua mọi khoảng cách thời gian, xuyên suốt không gian, kết nối đến mọi miền quê hương đất nước, lắng sâu trong tâm thức bao người:

“Dù cho cha đánh mẹ treo

Em không bỏ được hội Keo hôm rằm”

Vâng! Vịn vào câu ca sâu thẳm nghìn năm, nghìn thuở ấy, đó chính là quê hương nguồn cội, là mảnh đất mà ta được nuôi dưỡng sinh thành. Quê hương vừa là hình tượng, vừa là hiện hữu như cánh cò, cây đa, bến nước, mái chùa cổ kính rêu phong.

Trong tiết trời mùa thu thanh bình, yên ả, từ thị trấn Vũ Thư dọc theo tỉnh lộ 463 xuôi về hướng Tây Nam chừng hơn 10km, chúng tôi hòa vào dòng người ồn ào, tấp nập, hành hương chiêm bái lễ hội chùa Keo - danh lam thắng tích nổi tiếng, kiệt tác nghệ thuật kiến trúc độc  nhất vô nhị được Nhà nước xếp hạng di sản văn hóa đặc biệt cấp quốc gia.

Lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo huyện, lãnh  đạo doanh nghiệp thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP

Về với chùa Keo, về với miền di sản văn hóa tâm linh ta sẽ được trải lòng với mảnh đất, con người nơi đây, thân thiện gần gũi chan hòa, giàu truyền thống yêu nước, cần cù thông minh, sáng tạo, bất khuất ngoan cường chống chọi thiên nhiên, chống hiểm họa ngoại xâm. Nhiều danh nhân, nghĩa sỹ đã được sản sinh mà tên tuổi, sự nghiệp, cuộc đời vẫn sừng sững trường tồn với hôm nay và nghìn đời hậu thế.

Chùa Keo tọa lạc tại thôn Hành Dũng Nghĩa thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trên một thế đất bằng phẳng, rông rãi, thoáng mát.. Phía trước là sông Hồng muôn đời cuộn chảy, uốn lượn bao quanh cần mẫn chở phù sa màu mỡ bồi đắp cho mùa màng châu thổ, vạn vật tươi tốt, cư dân đông đúc, làng quê trù phú, phong cảnh hữu tình.

Theo thần tích ghi lại: Đầu thế kỷ XI (năm 1016) ở hương Hải Thanh (nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định) có một gia đình họ Dương làm nghề chài lưới sinh được một trang nam tử khôi ngô, tuấn tú, dung mạo khác thường đặt tên là Dương Minh Nghiêm. Vốn tinh anh, thông tuệ, lại hiếu học, nhân hậu đặc biệt chàng trai rất hâm mộ đao Thiền, nên đến năm 29 tuổi Dương Minh Nghiêm xuất gia tu hành, năm 44 tuổi ngài đến chùa Hà Trạch kết bằng hữu cùng thiền sư Giác Hải, thiền sư Từ Đạo Hạnh và cùng nhau chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật. Cõi Tây Trúc xa xăm vời vợi nghìn trùng, chưa từng ai được đặt chân đến, nhưng với lòng mộ đạo, ba vị thiền sư đã đóng thuyền, ngươc dòng sông Hồng lặn lội sang Tây Trúc thỉnh Phật, khổ hạnh tu hành đắc đạo.

Năm 1061 thời Vua Lý Thánh Tông Nhật Tôn, thiền sư trở về nước dựng chùa Nghiêm Quang làm nơi ẩn nhẫn, thuyết pháp giảng đạo, hộ quốc an dân.

Không lộ thiền sư thường bôn ba,chu du khắp vùng sơn thủy rộng lớn của châu thổ Bắc Bộ, dựng chùa truyền bá đạo Phật giúp nước, chữa bệnh giúp dân, giúp đời và được suy tôn là vị Thánh Tổ thứ 9 của phái thiền Việt Nam. Ông đã có công chữa lành bệnh cho vua Lý Thánh Tông nên được nhà vua khai ân phong làm quốc sư triều Lý. Ngày 03 tháng 06 năm Giáp Tuất (1094) đời vua Lý Nhân Tông, đức Thánh Tổ quốc sư Dương Không Lộ viên tịch, hưởng thọ 79 tuổi.

Năm 1167 vua Lý Anh Tông Thiên Tộ xuống chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang để tri ân công đức to lớn của thiền sư và tên Thần Quang Tự có xuất xứ từ ngày ấy.

Chùa Thần Quang xưa tồn tại được 500 năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đến năm Tân Hợi (1611) gặp lúc bĩ cực tang thương, một trận đại hồng thủy đã cuốn trôi ngôi chùa, người dân ấp Keo phải di chuyển đi nơi khác và chia thành hai làng, một làng ở Đông Nam hữu ngạn sông Hồng (nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định), một làng ở tả ngạn sông Hồng (nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Từ đó dân hai làng cùng vận động phát tâm khởi dựng lại chùa,theo tên nôm là chùa Keo, thường nguồn phía Thái Bình là Keo trên, hạ nguồn phía Nam Định là Keo dưới để phân biệt.

Văn bia còn lưu giữ đã chỉ dẫn: Chùa Keo (Thần Quang Tự) do Quận công Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng và vợ là Lại Thị Ngọc Lễ thời Lê – Trịnh đảm nhận việc vận động xây dựng lại chùa, mời Đông cung vương phi Trịnh Thị Ngọc Trân làm hôi chủ danh dư, hai ông bà đã tâu trình chúa Trịnh Giang mời cường dũng hầu Nguyễn Văn Trụ thiết kế kiểu dáng.

Thời ấy, đang diễn ra nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh, chúa Trịnh Giang chỉ cấp cho 100 cây gỗ lim để xây dựng chùa, còn tất cả các vật liệu khác đều do nhân dân đóng góp. Tương truyền rằng những người thợ Sơn tràng lên rừng đốn gỗ, rồi đóng bè thả về xuôi theo đường thủy, mỗi khi bè dạt vào đâu, dân sở tại lại đẩy ra giữa dòng, đầu nguồn thả gỗ, cuối nguồn nhận đủ mà không hề hư hao, mất mát. Năm 1630 tiến hành khởi công và có 42 hiệp thợ tham gia xây dựng trong suốt thời gian 28 tháng, toàn bộ công trình được hoàn thành (tháng 11 năm 1632) trong niềm hân hoan, toại nguyện của tất cả mọi người.

Trải qua gần 40 năm với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, thời gian, chiến tranh, giặc giã, thiên tai, bão giông khắc nghiệt và đã qua  nhiều lần tu bổ tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên được bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII, vẫn hiển hiện uy linh cùng với sự trường tồn phát triển của Phật giáo và dân tộc Việt Nam. Là điểm sáng du lịch tâm linh vào hàng bậc nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ, biểu tượng văn hóa của Thái Bình. Lễ hội chùa Keo vẫn duy trì khai mở đều đặn hàng năm. Lễ hôi Xuân vào mùng 4 Tết Nguyên Đán với các hội vui tài như tạo lửa, nấu xôi, nấu chè, cơm chay dâng Thánh, thi bắt vịt…Hôi chính diễn ra từ ngày 13 ,14, 15/9 Âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, bơi trải truyền thống mang đậm dấu ấn dân gian gắn liền với sinh hoạt của dân cư đồng bằng sông Hồng.

Đến với lễ hội chùa Keo, du khách được chiêm ngưỡng cảnh quan môi trường sẽ thấy lòng mình thanh thản khi đi bên những cây gạo, cây đa, cây đề cổ thụ xôn xao xòa bóng mát dẫu trải qua bao cuộc bể dâu vẫn thủy chung ôm trọn đất này và như chẳng bận tâm đến dấu thời gian khắc vòng quanh thân. Rồi cây ngọc lan, cây đại, cây ngâu,…tầng tầng đan dệt, đến cây bàng, cây nhãn, cây sung lặng lẽ soi bóng bên hồ gợn sóng lung linh, tạo nên bức tranh quê đậm sắc cố hương, khiến người vô tâm nhất cũng không thể vô tình.

Từ Tam Quan ngoại nhìn lên khoảng không gian khoáng đạt là uy nghiêm rồng chầu, trầm mặc nghê phục biểu tượng nhât nguyệt giao hòa tinh hoa hội tụ. Kết cấu phối cảnh chùa Keo như một đóa sen lộng lẫy hào quang - loài cây có đăc tính riêng biệt mà đức Phật ngự thiền, đó là vô nhiễm (không vướng bụi trần), trường thanh (nơi sen mọc nguồn nước ngọt lành, trong mát), kiên nhẫn (bình tĩnh, khoan hòa), viên dung (bao dung độ lượng), thanh lương (tránh được lửa tam giới tham sân si), hành trực (thẳng thắn, thanh cao), đẩu không (hồn nhiên vô tư), bồng thực (hoa quả cùng ra một lúc).

Tòa tam quan nội có đôi cánh cửa chạm khắc cực kỳ tinh sảo, lắng sâu tình  nghĩa mẫu tử rồng mẹ, rồng con giữa sóng nước vân mây như thêu hoa, dệt gấm tiêu biểu cho kiến trúc đặc sắc thời Lê.

Tổng công trình được thiết kế xây dựng theo kiểu dáng nội công ngoại quốc, tiền Phật, hậu Thánh. Tòa giá roi hoạch định địa giới chùa Phật và đền Thánh.

Tổng cộng là 16 tòa, 129 gian trên diện tích 5,8ha.

Nơi thờ Phật có tòa chính điện, tòa đại đình được nối bởi ba tòa nhà: Ông Hô, ống muống và Phật điện.

Đặc biệt có tượng Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, tượng Quan thế âm, tượng Phổ Hiền, tượng Văn Thù Bồ tát cùng gần 100 pho tượng nguyên tác với những dáng vóc sống động,dung dị, thuần khiết tuân thủ nguyên tắc vừa cao siêu linh ứng, vừa gần gũi hòa đồng không cách ngăn thế tục nhân gian.

Nơi thờ tự có những cỗ ngai, cỗ khám sơn son thếp vàng, lọng vàng  tán tía, bát biểu chấp kích, rồng bay, phượng múa, ngựa bạch, ngựa hồng, kiệu rước, cùng đại tự hoành phi câu đối sắc màu rực rỡ, rồi bảng vàng bia đá, những họa tiết, hoa văn cách điệu độc đáo say đắm lòng người, đó chính là tinh túy cổ sơ mà bàn tay nghệ nhân tài hoa đã sáng tạo nên.

Nơi thờ Thánh trong cung cấm có tượng gỗ Trầm, tương truyền đức Thánh Không Lộ hóa thân. Theo thần tích đầu năm Giáp Tuất, niên hiệu Hội Phong thứ ba đời Lý Nhân Tông Càn Đức, thiền sư Không Lộ mắc bệnh trọng biết không thể qua khỏi dân làng mua gỗ trầm hương bảo quản nghiêm cẩn trong chùa, ngày 03/6/1094 Quốc sư viên tịch, dân làng mời thợ giỏi tạc tượng ngài bằng gỗ trầm thơm ngát trong một đêm thì hoàn thành, dung mạo cốt cách tựa như ngài đang sống. Tượng có chiều cao 1m, đầu đội mũ thất Phật nền đỏ, diềm hoa thếp vàng, gương mặt thanh tú, điểm trang phấn trắng, mi cong, mắt sáng,môi đỏ, vẻ nhân từ, thông minh kiên nghi, tượng khoác áo cà sa, tay trái phủ gối, tay phải bấm quyết đặt trong cỗ luyện thời Lê, chạm khắc tứ linh,tứ quý,sơn son thếp vàng. Nếu truyền thuyết trên được công nhận, thì chùa Keo đã lưu giữ pho tượng quý này gần 1.000 năm. Đức Thánh rất linh thiêng, không một ai được tùy tiện chiêm ngưỡng dung nhan của ngài, hàng năm dân làng thành kính cúng dâng y phục ba năm một lần, phấn diện lại tượng Thánh, các công việc ấy đều phải hoàn tất trước ngày 10/9 Âm lịch rồi cử hành lễ khai hội chùa Keo.

Điểm nhấn của quần thể di sản là tòa gác chuông chùa Keo với chiều cao 11,04m có 3 tầng mái kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau, bộ khung làm bằng gỗ liên kết bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, tầng 1 treo một khánh đá cao 1,2m; tầng 2 có chuông lớn đúc vào năm 1686 cao 1,3m đường kính 1m. Hai chuông nhỏ treo ở tầng 3 và tầng thượng  cao 0,62m đường kính 0,69m đúc năm 1796.

Hai hành lang chạy dài từ chùa ông Hộ nối với nhà Tổ và nhà trai giới, sát gác chuông bao quanh toàn bô khu chùa, giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý của kiến trúc Việt Nam. Phía bên ngoài có giếng nước, thành giếng xếp 36 cối đá từng được dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa.

Trong bảng lảng thu không, tiếng chuông được thỉnh lên  nghe bồi hồi, xao xuyến, bâng khuâng như một tín hiệu giao hòa giữa vũ trụ với con người và vạn vật, âm vang tiếng chuông cong vút hiện ra thế giới từ bi hỷ sả. Trong cõi vô thường sắc sắc không không bỗng ngộ ra triết lý của đạo Thiền, lòng nhủ lòng hãy tránh xa những tham - sân - si cám dỗ để hướng tới những giá trị chân- thiện - mỹ và suy ngẫm quy luật hữu hạn trong  vũ trụ vô hạn, cái bất biến trong vạn vật biến động để nhận ra những bao la kỳ vỹ của thế thái nhân tình để không bay mất hương  đồng gió nội giữa cận kề ồn ào cuộc sống mưu sinh phấn đấu lấy đức làm đầu, lấy tâm làm trọng, lấy  thiện làm gốc cống hiến trí tuệ và công sức góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữ gìn gắn bó mối giao cảm tương đồng giữa Phật và đời.

Chùa Keo là di sản văn hóa đặc biệt cấp quốc gia là viên ngọc sáng của nghệ thuật kiến trúc, là hồn cốt và là niềm tự hào to lớn của mảnh  đất con người Vũ Thư nói riêng, Thái Bình nói chung. Năm 2017 chùa Keo đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trên tiến trình xây dựng, hội nhập và phát triển được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, các cấp, các ngành hết lòng ủng hộ. Đảng bộ và nhân dân huyện Vũ Thư luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, chủ  động trước mọi tình huống với sức bật mới, cách làm mới đã dành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh,…Bức tranh toàn cảnh của Vũ Thư có nhiều khởi sắc, đặc biệt là từ phong trào xây dựng nông thôn mới, đồng thời ra sức bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo trùng tu, phát huy những giá trị của di tích lịch sử văn hóa đặc biệt cấp quốc gia để chùa Keo mãi mãi trường tồn, tỏa sáng, là điểm hẹn hấp dẫn của danh lam thắng tích thiêng liêng, thu hút mời gọi cán bộ, nhân dân, tăng ni, Phật tử, con em quê hương, du khách thập phương tìm về dâng  hương, chiêm bái tri ân cội nguồn.

Lại Tây Dương

tin cùng chuyên mục

  • Cảm nhận về bài thơ “Một khúc tri ân”
  • MÙA SANG
  • Thanh cao sự nghiệp trồng người
  • Gặp mặt Xuân Ất Tỵ nhân ngày Valentine đầy ắp ân tình
  • MÙA RIÊNG EM

tin mới đăng

  • BÀI PHÁT BIỂU ĐỀ DẪN HỘI THẢO: “KHUYẾN HỌC XANH – HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO TƯƠNG LAI”
  • Hưng Yên -Vùng Đất Anh Hùng (Thân tặng tỉnh Hưng Yên nhân dịp Hội nghị giao ban Hội Khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng)
  • Thái Bình tập huấn: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo - Thay đổi tư duy và hành động trong giáo dục và nghiên cứu khoa học
  • Thành phố Thái Bình tổ chức tập huấn “Khuyến học xanh với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh – Vì sự phát triển bền vững”
  • Hội nghị Tập huấn Khuyến học xanh với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh – Vì sự phát triển bền vững
VĂN BẢN MỚI
  • 04/KH-KHVN - Kế hoạch tuyên truyền năm 2025
  • 63/HD-HKH - Hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 324/Q...
  • 62/HD-HKH - Hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ tiêu chí và Hướn...
  • 324 /QĐ-KHVN - Quyết Định Ban hành Bộ tiêu chí Hướng dẫn đánh giá...
  • 1357/UBND-KGVX - V/v triển khai thực hiện Thông tư số 25/2023/TT-BG...
  • 1352/UBND-KGVX - V/v triển khai thực hiện Thông tư số 24/2023/TT-BG...
  • 25 /2023/TT-BGDĐT - Thông Tư Quy định về dánh giá, công nhận "Cộng đồn...
  • 24 /2023/TT-BGDĐT - Thông Tư Quy định về đánh giá, công nhận "Đơn vị h...
  • 99/KH-HKH - Kế hoạc Triển khai phong trào thi đua"Mỗi người dâ...
  • 09/HD-HKH - Hướng dẫn một số về nghiệp vụ công tác tổ chức khuyến học
hình ảnh
  • Alternate Text Hội khuyến học xã An Hiệp trao thưởng
  • Alternate Text Đồng chí Lê Mạnh Hùng Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam và đồng chí Vũ Mạnh Hiền UVBTV TW Hội Khuyến học Việt Nam, Cụm trưởng Cụm các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Chủ tịch Hội Khuyến...
  • Alternate Text Đc Bùi Trọng Trâm trao quà cho 42 học sinh có thành tích xuất sắc nhất trong Kỳ thi năm 2022( đang trao) tại Hội trường trung tâm tỉnh
  • Alternate Text Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi - học sinh vượt khó năm học 2021 - 2022
  • Alternate Text Hội KH các cơ quan huyện Kiến Xương trao quà Khuyến học
  • Alternate Text Ban khuyến học dòng họ Đỗ Duy
  • Alternate Text Hội khuyến học huyện Thái Thụy kết hợp với công ty Đại dương trao học bổng cho hs vượt khó học giỏi của con cán bộ ;công nhân công ty Đại dương
  • Alternate Text Dòng họ Phạm thôn Hải Nhuận xã Đông Quý. trao 52 suất quà khuyến học cho các cháu có thành tích học tập tốt năm học 2022
  • Alternate Text chi hội khuyến học thôn an ninh
  • Alternate Text Hội khuyến học xã Dương Phúc tặng quà cho học sinh đạt thành tích học sinh giỏi các cấp
  • Alternate Text Hội khuyến học xã Phú Châu
  • Alternate Text Khuyến học Minh Tân tặng quà khai giảng năm học mới
  • Alternate Text Trao quà cho học sinh vượt khó trường TH&THCS Thụy Lương thị trấn Diêm Điền
  • Alternate Text Hội khuyến học thị trấn Đông Hưng
  • Alternate Text Hội khuyến học huyện Đông Hưng
  • Alternate Text Tọa đàm giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng các mô hình học tập
  • Alternate Text Hội khuyến học Đông Hưng - hội nghị biểu dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích cao học sinh vượt khó học giỏi năm học 2021-2022
  • Alternate Text Hội khuyến học xã Điệp Nông
  • Alternate Text ội Chữ thập đỏ huyện Thái Thụy kết hợp với Ban Tuyên giáo huyện ;hội khuyến học huyện trao quà cho hs vượt khó học giỏi
  • Alternate Text HỘI NGHỊ GIAO BAN CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC TỌA ĐÀM, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔ HÌNH " DÒNG HỌ HỌC TẬP"
  • Alternate Text Gặp mặt tuyên dương các cháu con cán bộ công an thành phố có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 2021-2022
  • Alternate Text Trao thưởng dịp Trung thu
  • Alternate Text Nhân ngày khai giảng năm học mơi 5-9-2022 trường tiểu học đông phong đươc báo đầu tư tặng 100 xuất học bổng trị giá 50 triệu đồng
  • Alternate Text Trung thu nhân ái, trao kinh phí xây nahf, trao quà cho học sinh nghèo
  • Alternate Text Hội KH xã Thụy Liên tổ chức tuyên dương học sinh giỏi năm học 2021 - 2022
  • Alternate Text Hội nghị tuyên dương khen thưởng các thầy cô giáo, các em học sinh đạt thành tích cao năm học 2021-2022
  • Alternate Text chi hội khuyến học thôn hưng quan, ban khuyến học chùa hưng long
  • Alternate Text Hội khuyến học ; hội ccb ; Mặt trận Tổ quốc xã Đông Hợp tặng quà cho các cháu học sinh giỏi học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập nhân dịp khai giảng năm học mới 2022 - 2023
  • Alternate Text Hội Khuyến học khối các cơ quan đảng - đoàn thể huyện Tiến Hải
  • Alternate Text dòng họ nhâm thôn thanh long xã đông hoàng
  • Alternate Text Đảng ủy - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thái Bình
  • Alternate Text Lễ tuyên dương khen thưởng khuyến học khuyến tài xây dựng xhht năm 2022
  • Alternate Text Hội khuyến học khối chính quyền huyện Tiền Hải
  • Alternate Text Ban CHQS huyện Thái Thụy
  • Alternate Text Tổng Cty gleximco và Cty Nicotex đông thái trao tặng gần 500 bộ đồng phục học sinh và 10 xe đạp cho học sinhTrường Tiểu học và Trường Mầm non Tây Sơn, Thị trấn Tiền Hải
  • Alternate Text Nhân dịp khai giảng năm học mới 2022-2023 ngân hàng MB BANK tặng trường TH&THCS xã Đông Phong 16 bộ máy tính và 48 bộ quần áo cho học sinh giỏi, 2 cựu học sinh tặng 20 phần quà cho các em học sinh ngh...
  • Alternate Text Hội khuyến hoc xã an châu tc hội nghị trao thưởng năm hoc 2021_2022
  • Alternate Text Hội khuyến học xã thăng long huyện đông hưng năm học 2021-2022
  • Alternate Text liên đoàn lao động huyện tiền hải, hội nghị tuyên dương khen thưởng con đoàn viên, cnvcld đạt thành tích xuất sắc trong học tập, vượt khó học giỏi năm học 2021-2022
  • Alternate Text Họ nguyên hưng xã trọng quan trao thưởng học sinh giỏi
  • Alternate Text Xã Sơn Hà Thái Thụy tổ chức thành công lễ tuyên dương hs giỏi năm học 2021-2022
  • Alternate Text Trao học bổng cho học sinh trường THCS Đông Hoàng -Tiền Hải chào mừng năm học mới 2022-2023
  • Alternate Text Hội khuyến học xã Vũ Lăng
  • Alternate Text Hội đồng giáo dục xã Đông Á
  • Alternate Text Ban khuyến học dòng họ Phạm văn thôn Hưng Quận xã Trọng Quan
  • Alternate Text Hội nghị tuyên dương khen thưởng ct khuyến học xã Mê linh
  • Alternate Text hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023
  • Alternate Text Dòng họ Nguyễn tộc
  • Alternate Text Ban khuyến học họ Lại
  • Alternate Text Hội khuyến học xã Phú Châu biểu dương và trao thưởng các học sinh có thành tích học tập xuất sắc 2021-2022
  • Alternate Text Hội khuyến học huyện Hưng Hà
  • Alternate Text Dòng họ Vũ xã Đông Trung TH tổ chức lễ trao thưởng và trợ cấp cho học sinh chuẩn bị bước vào học mới
  • Alternate Text Trao thưởng tại hội khuyến học xã Thụy Dân
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổ chức hội
    • Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam
    • Sổ tay khuyến học
    • Thư viện ảnh
  • Văn bản
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản Tỉnh Hội
  • Tin chính
  • Mô hình học tập tiêu biểu
  • Trung tâm học tập cộng đồng
    • Giới thiệu trung tâm học tập
    • Hoạt động
    • Thư viện Trung tâm học tập
    • Lớp học trực tuyến
    • Quản lý Trung Tâm
    • Liên kết
  • Văn hóa, văn nghệ, sức khỏe
    • Văn hóa, văn nghệ
    • Sức khỏe
LIÊN KẾT WEBSITE
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập:19861598
Số người trực tuyến: 423

Hội khuyến học Thái Bình

Địa chỉ: Số 6, Lê Lợi, phường Lê Hồng Phong,Thành phố Thái Bình, Thái Bình.

(Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 35/GP-TTĐT ngày 14/4/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông )

Hotline: 02273830795

Email: hoikhuyenhocthaibinh@thaibinh.gov.vn