Sáng 24/5, tại Hà Nội, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo quốc gia chủ đề: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua việc thực hiện các mô hình học tập".
Ông Vương văn Việt - Chủ tịch Hội Khuyến học Thanh Hóa phát biểu thúc đẩy mô hình học tập người lớn có tính chất quyết định tạo ra sức mạnh nội sinh, xây dựng nông thôn mới, đời sống văn minh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều điểm nghẽn, người dân chưa thực sự có ý thức học tập, ngại học, ngại đào tạo. Hơn thế nữa, điều kiện vùng cao, ven biển cũng gây ảnh hưởng đến người học. Tổ chức học tập người lớn cho công dân ở vùng sâu vùng xa còn khó thực hiện. Thanh Hoá xác định lĩnh vực học tập người lớn phải ngày càng chất lượng.
Kiến nghị, phát huy sức mạng của cả hệ thốgn chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sống, phấn đầu đạt danh hiệu công dân học tập, tham gia học tập không chính quy, giáo dục thường xuyên, xây dựng thư viện, câu lạc bộ, gắn học tập với nhiệm vụ chính trị của Đảng viên, của cá nhân, hoàn thiện các thiết chế nhà văn hoá thôn Cần ký kêt và hoạt động hiệu quả mô hình phối hợp giữa Hội Khuyến học với các ngành các cấp. Tham mưu đầu tue phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, phù hợp với từng đối tượng người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn tự học, liên thông giao duc chính quy và giáo dục thường xuyên, chủ động phối hợp với trường đaih học, cao đẳng đổi mới hướng vêf người học, xây dựng tài nguyên giáo dụuc mở, học liệu số, mạng lưới báo cáo viên giàu kinh nghiệm. Đáp ứng nhu cầu phân luồng vừa học nghề vừa học văn hoá của người học, phát triển phương thức đào tạo nghề, đẩy mạnh đào tạo lao động nông thôn, nâng đỡ người khuyết tật, đào tao nghề Cần phải vận động người sử dụng lao động đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động, sớm ban hành bộ tiêu chí khung để địa phương áp dụng hiệu quả. Gia đình dòng họ học tập, đơn vị học tập chính là mô hình học tập suốt đời của người dân.
Cần có biện pháp mạnh quyết liệt triển khai mô hình đơn vi học tập
10h25: Đầu cầu Đà Nẵng phát biểu
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng nêu một số vấn đề về sự phối hợi giữa Hội Khuyến học Đà Nẵng và Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng về vấn đề hỗ trợ kinh phí, học bổng, các điều kiện dạy và học của thầy cô và học sinh. Trong suốt thời gian qua, các cấp thành phố tuyên truyền để thầy cô và học sinh vượt qua khó khăn. Điển hình tiêu biểu là có nông dân khởi nghiệp công nghệ sinh học.
Sở kiến nghị trong suốt thời gian qua, việc đổi mới, điều chỉnh quy chế học tập tại trung tâm học tập cộng đồng cần cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả hơn nữa. Mô hình công dân học tập đã được hội khuyến học thành phố thực hiện hiệu quả trở thành cuộc vận động rộng rãi và có hiệu quả.
Mô hình công dân học tập được phát triển rộng rãi ra từng người dân, nhưng mô hình đơn vị học tập cần có biện pháp mạnh, có mệnh lệnh hành chính để hành động quyết liệt hơn, đồng thời có tiêu chí đánh giá cụ thể Côg gdân học tập suốt đời qua internet,. Nguồn tư liệu quý giá phải được chia sẻ, số hoá, xây dựng tư liệu mở, tạo điều kiện để người dân tiếp cận dễ dành hơn.
10h15: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn- Trường Đại học Thương Mại phát biểu
Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp
10h: Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu
Trong thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức triển khai, thực hiện Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020", bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tỷ lệ công nhân lao động (CNLĐ) đã qua đào tạo (bao gồm cả doanh nghiệp tự đào tạo và đào tạo ngắn ngày tại các cơ sở đào tạo) là 80%, chưa qua đào tạo là 20%; CNLĐ được đào tạo lại chiếm tỷ lệ 43%; bậc thợ từ 4-7 (có tay nghề cao): 22,5%.
Đã có 35.449 cuộc tuyên truyền pháp luật, giáo dục chính trị được tổ chức cho 5.061.736 lượt CNLĐ, đạt 69,78% (chỉ tính riêng CNLĐ, không bao gồm công chức, viên chức); tổ chức 16.290 cuộc tuyên truyền về kỹ năng sống cho 3.008.853 lượt CNLĐ; mở lớp học ngoại ngữ cho 560.213 lượt CNLĐ, đạt 7,7%; có 514.677 lượt CNLĐ học tin học.
Các cấp công đoàn đã biên soạn tài liệu nguồn cho cán bộ công đoàn và CNLĐ (sổ tay khổ nhỏ bỏ túi, tờ gấp, sản phẩm truyền thông…) với nội dung chọn lọc ngắn gọn; từng bước thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động hỗ trợ, tạo điều kiện cho CNLĐ tham gia học tập nâng cao trình độ; đưa việc học tập vào nghị quyết hội nghị người lao động hoặc vào thỏa ước lao động tập thể; vận động xây dựng quỹ khuyến học hỗ trợ CNLĐ;…
Tại cơ sở đã xuất hiện một số mô hình học tập xuất hiện như: tặng học bổng cho CNLĐ nghèo vượt khó học tập; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức "Điểm học tập, sinh hoạt văn hóa" phục vụ công nhân; liên kết đào tạo nghề cho CNLĐ; vận động người sử dụng lao động thực hiện công thức 1/1: người sử dụng lao động bỏ ra 01 giờ trong giờ làm việc để CNLĐ học tập vẫn trả nguyên lương, còn CNLĐ bỏ ra 01 giờ nghỉ của cá nhân để học tập; tổ chức tuần lễ "Học tập suốt đời" nhằm vận động CNLĐ học tập.
9h50: Bà Kim Hải - Chủ tịch Hội Khuyến học Phú Thọ
Bà Kim Hải - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ.
Kinh nghiệm thực tế nhân rộng công dân học tập, Hội Khuyến học Phú Thọ xây dựng mô hình công dân học tập tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng là giải pháp tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Phú thọ xác định nguồn nhân lực là khâu đột phá chiến lược để phát triển, đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực, tâm lực, trí lực tạo bứt phá năng suất lao động, đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi cấp thiết.
Là tỉnh miền núi, đặc trưng có nhiều lực cản nên việc xây dựng mô hình công dân học tập càng trở lên cấp thiết, Phú Thọ đã và đang phát triển nhiều mô hình học tập, đặc biệt là công dân học tập, triển khai đầu tiên trong cả nước, theo hướng dẫn của Hội Khuyến học Việt Nam. Với công việc dòng họ, nơi cư trú môi trường làm việc, công dân phải có có ý thức học tập, năng lực tự học, kỹ năng đọc, tra cứu thông tin, sắp xếp công việc, tương tác và tham gia học tập. Công dân học tập là yếu tố quan trọng trong vận hành xã hội số, kinh tế số. Công dân phải học tập một cách tích cực nhất, thông minh nhất.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người dân thay đổi nếp sống, thích ứng với làm việc online. Tuy nhiên, cốt lõi nhất vẫn là xây dựng hệ thống tư duy đổi mới, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, nâng cao chất lượng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng tri thức.
Giải pháp nhân rộng của Phú Thọ gặp nhiều khó khăn trong tổ chức triển khai do cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, dư thừa lao động thủ công, thiếu chuyên gia lành nghề, kỹ thuật cao. Quá trình thí điểm nâng cao mô hình công dân học tập trở thành mô hình chính thức cần phải gắn với thực tiễn, tiếp tục tuyên truyền sau rộng, lấy cán bộ đảng viên làm nòng cốt tự học, gắn xây dựng Đảng và khu dân cư văn hoá với thi đua học tập và các phong trào thi đua khác; đồng thời xây dựng chuẩn mực đạo đức công dân, đề cao gia đình, dòng họ, nhân cách để xây dựng con người mới, đánh thức lương tâm, danh dự trách nhiệm của công dân, người lớn nêu gương, làm gương.
Việc phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục trong xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện để người lao động được học tập thường xuyên, triển khai hàng loạt hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo để mọi công dân có tâm thế mới, chủ động học tập, chú trọng phong trào thi đua cần gì học nấy, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cần phải có phong trào thi đua xây dựng cả nước thành xã hội học tập – chúng tôi mong mỏi điều đó, Bà Kim Hải chia sẻ. Cần giải quyết cơ chế chính sách, tham mưu cho Đảng, Nhà nước sớm phê duyệt mô hình công dân học tập, truyền lửa cho phong trào học tập toàn dân. Có như vậy mới chấn hưng dược giáo dục.
9h45: Ông Trần Quang Huy - Quyền Trưởng khoa Quốc tế và Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phát biểu
Ông Trần Quang Huy, Quyền Trưởng khoa Quốc tế và Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tổ chức học tập được học giả nghiên cứu, công bố trên các tạp chí khoa học uy tín, dựa trên nguồn lực để tạo sức cạnh tranh vượt trội, thúc đẩy quá trình học tập của các cá nhân từ chính hoạt động thực tiễn.
Trường đại học là trung tâm sáng tạo và chuyển giao tri thức, nguồn lực tri thức dồi dào nhưng còn hạn chế khi vận dụng vào phát triển bền vững. Nâng cao phát huy mọi nguồn lực, cần có phương án sử dụng nguồn lực của từng cán bộ nghiên cứu bảo đảm vừa nâng cao tính thực tiễn và hiệu quả theo hướng quản trị hiện đại; trong đó nhóm nghiên cứu trình bày và chia sẻ nghiên cứu là cách tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực. Tri thức tổ chức sẽ giúp mọi cá nhân cùng suy nghĩ và cùng hành động.
Trường đại học là loại hình giáo dục đặc biệt, tự chủ đại học phản án quyền lực của nhà truòng, các giảng viên có hiểu biết chuyên sâu, độc lập, nên khi hoạt động tự chủ thì phải chia sẻ chuyên môn và quản lý để có hiệu quả trong giảng dạy. Nghiên cứu trong 3 năm qua, tại 139 trường đại học đã chỉ ra bản chất quả quá trình học tập trong trường đại học phát triển dựa trên nguồn lực tri thức thì mới có thể phát triển so với các trường đại học quốc tế.
Quá trình tiếp nhận, diễn gỉải, chia sẻ, tri thức có sự ham học hỏi của các thầy cô, nhưng chia sẻ tri thức giữa khối chuyên môn và quản lý còn hạn chế, thiếu tiếng nói chung. Lưu giữ tri thức trong kinh tế số đang ở khía cạnh cá nhân và chưa có tính hệ thống, tổng thể.
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tác động mạnh đến hoạt động nhà trường. Tự chủ đại học ở Việt Nam rất cần thiết để xây dụng tổ chức học tập, các trường cần quan tâm đến phát tiển nguồn lực tri thức, nhất thiết phải xây dựng Trường thành tổ chức học tập, tiếp cận các điểm mà quan điểm nhà trường đang hoạt động tốt, xây dựng môi tường làm việc cởi mở, kết nối khối quản lí và khối chuyên môn. Chuyển giao tri thức tốt hơn thì hoạt động quản lý của nhà trường sẽ tốt hơn, tạo ra đồng bộ về năng lực, không dừng lại ở tham dự khóa đào tạo, xây dựng chính sách quản lý, khung năng lực, đánh giá năng lực, định kỳ đào tào bồi dưỡng, phát triển thông qua quá trình làm việc, thúc đẩy và đổi mới sáng tạo thông qua quá trình giảng dạy của nhà trường.
Chủ đề học tập của tổ chức Đảng được quan tâm, khai thác nguồn lực cũng là tạo sự phát triển bền vững của nhà trường.
Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
9h30: Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quan trọng nhất trong phát triển đất nước. Bản chất xã hội học tập là một nền giáo dục mở, tạo cơ hội phát triển toàn diện con người.
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người, quan điểm của Người, của Đảng ta đặt con người vào vị trí trung tâm. Tại Đại hội XIII, văn hóa con người là sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước.
Ưu tiên phát triển nhân lực cho các vấn đề then chốt, theo hướng hiện đại hội nhập quốc tế.
Thích ứng với cách mạng lần thứ 4, đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển.
Chuyển sang mô hình giáo dục và học tập suốt đời, giáo dục con người Việt Nam, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, dạy người, dạy chữ và dạy nghề.
Mỗi tổ chức cần có biện pháp phù hợp để học tập suốt đời, triển khai mô hình mỗi công dân Việt Nam phải là thành viên của gia đình học tập, đơn vị học tập, xã hội học tập.
Nội dung chương trình giáo dục đào tạo chuyển từ cung cấp kiến thức thành phát triển kỹ năng. Từ đó, chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ có nhiều diễn biến tích cực.
Giáo dục đại học gắn với giáo dục thường xuyên, giáo dục mở, xây dựng công dân học tập từ đội ngũ giảng viên, sinh viên, tạo điều kiện cho người dân được học tập,
Tuy nhiên, còn không ít hạn chế, như đổi mới tư duy còn chậm, chưa quyết liệt
Công tác đào tạo bồi dưỡng năng lực thích ứng kinh tế số chưa đột phá, trình độ thấp, tỉ lệ nhân lực qua đào tạo thấp.
Ý thức tự học của mỗi công dân chưa thật sự tạo ra phong trào lan tỏa và thúc đẩy xã hội học tập.
Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ban ngành để đổi mới căn bản, phát triển đất nước.
Xây dựng mô hình có trách nhiệm công dân, có năng lực đổi mới, tự chủ chấn hưng đất nước, có trang bị công nghệ thích ứng.
Ông Nguyễn trọng Nghĩa đề nghị hội thảo tập trung phân tích thực trạng chương trình giáo dục đào tạo hiện nay, việc đổi mới theo hướng giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập, lấy tự học làm thước đo đánh giá con người.
Phát triển khoa học công nghệ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cao, con người có phẩm chất tốt là các khâu đột phá chiến lược của quốc gia. Các cơ quan có liên quan cùng nhau chắt lọc các kết quả nghiên cứu và giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức tự học, nâng tầm trí tuệ và kỹ năng toàn diện của nhân dân. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền và xây dựng xã hội học tập, công dân đổi mới. Xây dựng cả nước thành xã hội học tập là giải pháp để phát triển đất nước Việt Nam. Toàn dân phải học tập, theo lời Bác Hồ dạy: Muốn học tập tốt, phải có thái độ đúng.