Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc quan tâm đến một phương pháp chữa bệnh có tên gọi là cấy chỉ, để hiểu rõ vấn đề này Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát triển ý tưởng, Hội Khuyến học tỉnh đã làm việc với Lương y Phạm Thanh Tuấn Phòng khám Đông y Thái Bình.
Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc quan tâm đến một phương pháp chữa bệnh có tên gọi là cấy chỉ, để hiểu rõ vấn đề này Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát triển ý tưởng, Hội Khuyến học tỉnh đã làmviệc với Lương y Phạm Thanh Tuấn Phòng khám Đông y Thái Bình.
Lương y Phạm Thanh Tuấn (ảnh bên phải) đang cấy chỉ cho bệnh nhân tại phòng khám
Xin Lương y cho biết nguồn gốc, khái niệm và phương pháp cấy chỉ như thế nào?
Cấy chỉ được bác sĩ Hồng Vệ Bình (Trung Quốc) phát minh vào khoảng năm 1957 được đặt tên là "chôn chỉ, vùi chỉ" bằng cách gây tê, rạch da, đặt sợi chỉ xuống rồi khâu lại để chữa 1 số bệnh khó - mãn tính, tuy rất hiệu quả nhưng gây đau, chảy máu nhiều, để lại sẹo, dễ nhiễm trùng vì vậy thủ thuật này chỉ được làm trong phòng tiểu phẫu, không thể phổ cập rộng rãi, do đó Trung Quốc đã quyết định bỏ phương pháp này.
Cấy chỉ được nghiên cứu, cải tiến và áp dụng tại Việt Nam từ thập niên 60 của thế kỉ XX như: Viện quân y 103, Viện quân y 108, Viện quân y 91(quân khu 1), Bệnh viện y học dân tộc Hà Nội và một số cơ sở điều trị khác.
Việt Nam liên tục cải tiến kim cấy chỉ. Năm 1960 Việt Nam đã dùng kim cong khâu da đưa chỉ catgut vào huyệt để điều trị bệnh: hen phế quản, loét hành tá tràng, đau vùng lưng hông và các chứng liệt vận động. Sau đó kim chọc dò tuỷ sống (kim troca) đã được sử dụng để đưa chỉ vào huyệt theo phương thẳng đứng hay xiên mà các phương pháp chôn chỉ bằng kim cong không khắc phục được. Các phương pháp này đều được gây tê trước huyệt vị bằng Novocain hay lidocain 1-2% và đều phải thực hiện trong bệnh viện như một ca tiểu phẫu thuật. Phương pháp này chỉ điều trị giới hạn được một số mặt bệnh nhất định, những trường hợp bệnh nặng, sức khoẻ quá yếu, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì không thực hiện được. Đôi khi xảy ra sưng, viêm, xuất huyết tại vùng cấy chỉ và còn gây đau nhiều.
Hiện nay đã cải tiến hoàn chỉnh và phổ cập rộng rãi bằng kim thông nòng đặc biệt để đưa chỉ tự tiêu vào huyệt theo các hướng bổ tả mà thầy thuốc muốn áp dụng để điều trị bệnh. Có nhiều kích cỡ kim thông nòng có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ nhỏ đến người già yếu, do đó phạm vi chữa bệnh rộng hơn rất nhiều chữa được nhiều nhóm bệnh khác nhau thuộc hệ thần kinh, cơ xương khớp, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, nội tiết, ...
Cấy chỉ còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ,… là một phương pháp châm cứu đặc biệt, dùng chỉ Catgut tự tiêu cấy vào trong huyệt vị của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài, tạo nên tác dụng điều trị bệnh.
Cấy chỉ là 1 bước tiến mới của châm cứu kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, đưa 1 loại chỉ tự tiêu đặc biệt vào huyệt vị châm cứu bằng kim thông nòng đặc biệt, chỉ tự tiêu dần và kích thích huyệt vị như được châm cứu liên tục trong vòng 15 ngày.
Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protein tự tiêu trong vòng 15 - 20 ngày, khi đưa vào cơ thể như một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch vì vậy mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Chỉ catgut là một Protein, trong quá trình tự tiêu phản ứng hóa sinh tại chỗ làm tăng tái tạo protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.
Cảm ơn Lương y! Xin Lương y cho biết, cơ chế chữa bệnh của cấy chỉ là gì?
Cơ chế kích thích của cấy chỉ giống như phương pháp điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt,... dưới dạng kích thích hệ kinh lạc, hệ thần kinh - thể dịch và đặc biệt có thể điều trị nhiều bệnh cùng một lúc, không gây phản ứng phụ.
Theo Đông y:
- Cơ chế tác dụng của cấy chỉ catgut cũng nằm trong cơ chế tác dụng của châm cứu cổ truyền, có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh.
- Chính sự tồn lưu của chỉ catgut tại huyệt vị trong một thời gian nhất định đã phát huy vai trò kích thích huyệt mở theo “Thời Châm Cứu”, phát huy tối đa tác dụng của tất cả các huyệt được cấy chỉ do đó đạt được sự cân bằng Âm Dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, giảm đau, an thần...
Theo Tây y:
- Một số tài liệu khoa học đã chứng minh được cấy chỉ catgut có tác dụng tăng cường đồng hóa, giảm dị hóa, kèm theo tăng cao protein và hydratcarbon ở cơ, giảm nồng độ acid lactic cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ, góp phần tăng chuyển hóa và dinh dưỡng ở cơ, nhờ có kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân.
- Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng cấy chỉ có tác dụng giảm đau, an thần, điều hòa thể dịch, giãn nở mạch máu, làm tăng sinh lưới mao mạch, làm tăng lưu thông máu trong lòng mạch ở các chi thể. Người ta có thể nhận thấy 1 hiệu quả tối ưu nữa của cấy chỉ là có thể kích thích tái tạo các dây thần kinh mới, tăng trương lực các sợi cơ. Do bản chất của catgut là protein nên có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Phương pháp cấy chỉ tối ưu hóa về mặt hiệu quả điều trị bệnh; tiết kiệm thời gian trị bệnh, công sức đi lại và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Đặc biệt đối với các bệnh mạn tính thì có hiệu quả tốt hơn.
Cảm ơn Lương y!
Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát triển ý tưởng, Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình thực hiện./.
Độc giả cần tư vấn thêm liên hệ Lương y Phạm Thanh Tuấn: Zalo/DĐ: 098.979.1982 * 091.868.1982